Anh chị hãy nhập vai nhân vật An Dương Vương để kể lại cuộc đời mình
2 câu trả lời
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, nếu cổ tích có "Tấm Cám", truyện ngụ ngôn có "Thầy bói xem voi" thì truyền thuyết có "Ta và Mị Châu - Trọng Thủy". Truyền thuyết là "nghệ thuật lựa chọn các sự kiện và nhân vật để xây dựng các hình tượng nghệ thuật, phản ánh tập trung nhất lịch sử của địa phương, quốc gia, dân tộc... Nếu lịch sử cố gắng phản ánh chính xác các sự kiện và nhân vật, thì truyền thuyết lại quan tâm hơn đến sự lay động tình cảm và niềm tin của người nghe sau những sự kiện và nhân vật đó." Đây có thể xem là câu chuyện bi kịch đầu tiên trong văn học dân tộc, nó đã lấy đi không ít nước mắt cũng như sự căm phẫn của người đọc. Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà ta đã rút ra được bài học cho chính mình: đừng quá chủ quan, khinh thường địch mà chuốc lấy thất bại. Truyền thuyết "Ta và Mị Châu, Trọng Thủy", trích truyện "Rùa Vàng" trong "Lĩnh Nam chích quái", đã nói lên chiến công của ta là vua Âu Lạc xây thành, chế nỏ, giữ nước thành công và bi kịch tình yêu của Mị Châu gắn liền bi kịch mất nước của ta.
Trong buổi đầu dựng nước, ta đã rất có công với dân tộc. Ta cho xây thành Cổ Loa với hi vọng nhân dân sẽ được ấm no hạnh phúc. Việc xây thành mãi vẫn không thành công, ta bèn cầu trời phật, giữ cho tâm mình trong sạch. Điều đó đủ để thấy tâm huyết của ta dành cho dân tộc là như thế nào. Nhờ sự giúp đỡ của sứ Thanh Giang cùng với tấm lòng yêu nước thương dân của ta, chỉ nửa tháng sau, thành đã được xây xong. Có lẽ ta đã vui mừng khôn xiết khi thấy điều đó. Ta còn lo cho vận mệnh đất nước khi tâm sự mối băn khoăn lại bị Đà xâm chiếm với thần Kim Quy. Thần đã cho ta một cái vuốt. Ta đã làm thành nỏ, cái nỏ ấy có thể bắn ra hàng ngàn mũi tên chỉ trong một lần bắn (nhân dân gọi là nỏ thần). Nước Âu Lạc nhờ thế nên đã được sống trong thái bình thịnh trị. Ta thấy rằng ta quả là một vị minh quân, một người biết nhìn xa trông rộng, biết lo trước những mối lo của thiên hạ.
Nhưng cũng chính vì thế cũng đã hình thành tính tự mãn của ta. Khi Đà sang cầu hôn, ta đã đồng ý gả con gái mình cho con trai Đà là Trọng Thủy. Cuộc hôn nhân giữa hai nước vốn đã có hiềm khích là sự dự báo cho những mối hiểm họa về sau.
"Một đôi kẻ Việt người Tàu
Nửa phần ân ái nửa phần oán thương"
"Một đôi kẻ Việt người Tàu" lấy nhau như thế là một sự nguy hiểm khôn lường. Thế nhưng ta không hề màng tới điều đó. Có lẽ ta chỉ mong hai nước sớm thuận hòa qua cuộc hôn nhân này và nhân dân sẽ không phải chịu cảnh khổ đau. Nhưng ta không biết được, kẻ thù dù quỳ dưới chân ta thì chúng vẫn vô cùng nguy hiểm. Ta nghĩ cho dân, nghĩ đến cái lợi trước mắt nhưng lại không nghĩ đến những điều nguy hiểm sắp đến. Vì thế, ta đã đưa cả cơ đồ "đắm biển sâu".
Sự tự mãn là bạn đồng hành của thất bại. Có nỏ thần trong tay, ta dường như đã nắm chắc phần thắng trong tay. Đỉnh điểm là lúc được báo Triệu Đà sang đánh chiếm thì ta "vẫn điềm nhiên ngồi đánh cờ, cười mà nói rằng: 'Đà không sợ nỏ thần sao?'" ta đã bước vào vết xe đổ của người xưa, để rồi lúc nguy cấp nhất, ta mới lấy nỏ thần ra bắn và biết là nỏ giả, liền dắt con gái bỏ chạy về phương Nam. Trong lúc cấp bách, ta chỉ biết mỗi việc bỏ chạy chứ không còn cách đối kháng nào khác. Khi ra đến biển Đông, ta còn không nhận ra được đâu là giặc, ta chỉ ngửa mặt kêu "trời" mà không biết phải làm gì. Đến khi thần Rùa Vàng hiện lên và nói: "Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó!" thì ta đã rút gươm chém con gái của mình. Hành động dứt khoát, không do dự ấy đã chứng minh ta là một vị minh quân. Ta đặt việc nước lên trên việc nhà, không để việc riêng làm lung lay ý chí. Thần Rùa Vàng hay chính thái độ của nhân dân lao động đã bổ sung mọi khiếm khuyết cho ta. Khi ta không xây được thành, thần hiện lên giúp đỡ, khi ta lo cho vận mệnh đất nước, thần cũng hết sức chỉ bảo ta và lúc này, khi nguy cấp nhất, thần cũng hiện lên để giúp ta. Phải chăng đó là sự ngưỡng mộ, sự tha thứ cho một vị minh quân của nhân dân? Chi tiết "vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển" đã chứng minh điều đó. Biển cả đã mở rộng tấm lòng đón ta về. Những con sóng trôi dạt vào bờ lại bị bật ra năm nào liệu có còn nhớ hình ảnh hai cha con tội nghiệp?
Nếu như kì tích xây thành Cổ Loa là một chiến thắng vẻ vang mang tính huyền thoại thì sự thất bại lần này của ta mang tính hiện thực sâu sắc. Và bi kịch nước mất nhà tan ấy xuất phát từ mối tình duyên của Mị Châu và Trọng Thủy. Mị Châu là con An Dương Vương, là vợ Trọng Thủy và là con dâu của Triệu Đà. Nàng rất ngây thơ, yêu Trọng Thủy với một tình yêu trong sáng của con gái. Nàng đã trao cho Trọng Thủy tất cả trái tim mình. Mấu chốt chính là lúc nàng chỉ cho Trọng Thủy xem nỏ thần. Nỏ thần là bí mật quốc gia, là việc đại sự, thế mà nàng lại "vô tư" đến mức đưa cho Trọng Thủy xem. Nàng u mê, ngu muội đến mức lầm lẫn giữa "tình nhi nữ" và "việc quân vương". Còn gì đau xót hơn chăng? Nếu xét về khía cạnh một người vợ thì Mị Châu là một mẫu hình lí tưởng cho chữ "tòng" thời ấy. Nhưng không chỉ là một người vợ, Mị Châu còn là công chúa của nước Âu Lạc. Khi đã tráo được nỏ thần, Trọng Thủy biện cớ về thăm cha. Trước khi đi, chàng nói với Mị Châu: "Tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ. Ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hòa, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu?". Câu nói đầy ẩn ý của Trọng Thủy thế mà Mị Châu không nhận ra. Nàng yêu Trọng Thủy đến mức còn không thèm đặt ra câu hỏi tại sao hai nước phải thất hòa, tại sao Bắc Nam phải cách biệt trong khi ta đã là "người một nhà". Nàng chỉ hướng về hạnh phúc lứa đôi, mong đến ngày sum họp: "Thiếp phận nữ nhi, nếu gặp cảnh biệt li thì đau đớn khôn xiết. Thiếp có áo gấm lông ngỗng thường mặc trên mình, đi đến đâu sẽ rứt lông mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu, như vậy sẽ có thể cứu được nhau". Câu nói của Mị Châu là lời nói của một người vợ yêu chồng tha thiết. Nhưng nàng không biết rằng hành động của nàng đã cho Triệu Đà chiến thắng vua cha, cho Trọng Thủy đuổi theo giết cha mình.
"Lông ngỗng rơi trắng đường chạy nạn
Những chiếc lông không tự biết giấu mình"
Khi bị giặc truy đuổi, Mị Châu đã mặc chiếc áo lông ngỗng trên mình. Chiếc áo hóa trang lông ngỗng là trang phục của người phụ nữ Việt xưa trong những dịp lễ hội. Thế nhưng Mị Châu lại mặc nó vào lúc nguy cấp như thế này. Điều đó cho thấy nàng đã không còn lí trí sáng suốt nữa. Mọi hành động của nàng đều bị tình cảm vợ chồng chi phối. Trước khi bị vua cha chém đầu, nàng đã nói: "Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù". Nàng đã nhận ra được chân tướng sự việc, rằng người nàng đã yêu, đã tin tưởng bấy lâu nay chỉ là kẻ lừa bịp. Cái chết của Mị Châu là sự hóa thân không trọn vẹn, xác biến thành ngọc thạch, máu biến thành châu ngọc. Điều đó cho thấy sự cảm thông của nhân dân ta với Mị Châu, một người đã "vô tình" đưa nước Việt vào một ngàn năm nô lệ.
Không như cổ tích, cái kết luôn có hậu cho mọi người. Truyền thuyết buộc ta phải suy ngẫm thật nhiều sau đó. Chúng ta phải biết đặt cái chung lên trên cái riêng, nhất là phải cảnh giác, đừng như ta "nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà". Và trong tình yêu phải luôn luôn sáng suốt, đừng nên lầm đường lạc lối để rồi phải trả một cái giá quá đắt như Mị Châu. Truyện vừa mang tính triết lí vừa thấm đậm ý vị nhân sinh như Tố Hữu trong "Tâm sự" đã nói:
"Vẫn còn đây pho tượng đá cụt đầu
Bởi đầu cụt nên tượng càng rất sống
Cái đầu cụt gợi nhớ dòng máu nóng
Hai ngàn năm dưới đá vẫn tuôn trào
Anh cũng như em muốn nhắc Mị Châu
Đời còn giặc xin đừng quên cảnh giác
Nhưng nhắc sao được hai ngàn năm trước
Nên em ơi ta đành tự nhắc mình"
Ta là một vị vua của đất nước Âu Lạc – một mảnh đất có truyền thống lâu đời, có những nét văn hóa riêng biệt. Nhận thấy giặc phương Bắc Triệu Đà đang có âm mưu xâm chiếm đất nước ta không thể nào yên lòng. Trước tình hình đó ta sai quân tập trung sức lực làm nên một chiếc thành kiên cố để ngăn chặn giặc. Thế nhưng không hiểu vì sao, mặc dù đã tính toán rất kĩ càng và cho những người giỏi nhất để xây thành mà thành cứ xây hôm nay mai lại đổ. Không những tốn biết bao nhiêu sức lực phu phen mà tốn cả thời gian nữa. Trong khi đó giặc ngày càng tiến sát đến cuộc chinh chiến bành trướng lãnh thổ.
Ta mất ăn mất ngủ để nghĩ cách, không thể để đất nước con dân mình biến thành nô lệ được. Một hôm ta lập đàn tế trời đất mong trời đất có thể phù hộ cho đất nước mình. Bỗng ở đâu một cụ già đến thành tự xưng là sứ giả sứ thanh giang, thần Kim Quy sẽ hướng dẫn cho ta cách xây dựng thành. Và quả thật nhờ sự giúp đỡ của thần mà xây thành nhanh chóng và kiên cố. Ta vui mừng hết lòng cảm ơn thần Rùa và làm lễ đền đáp. Thành xây xong cũng là lúc sứ thanh giang từ biệt ta, không những thế thần còn tặng ta một chiếc vuốt vàng và dặn hãy rèn nó thành một chiếc nỏ lớn. Chiếc nỏ ấy sẽ giúp ta trong việc đánh quân xâm lược. Ta vâng lời thần sai người làm chiếc vuốt ấy thành chiếc nỏ. Cao Lỗ một người có tay nghề cao trong đất nước đã làm chiếc vuốt ấy thành một chiếc nỏ to lớn, người phải có sức lắm mới có thể cầm nó được.
Đúng như dự đoán tên Triệu Đà hống hách đem quân đến hòng chiếm thành, chiếm đất của ta. Quân ta chỉ ở trong thành không ra nghinh chiến. Ta sai người đem nỏ thần ra bắn. Một mũi tên bắn ra trúng vào hàng trăm tên lính của giặc. Triệu Đà thua trận đành phải rút quân về nước. Quân ta mở tiệc ăn mừng linh đình vì chiến thắng to lớn này. Ta nghĩ từ nay ta không phải lo bất kì một thế lực nào nữa và con dân của ta sẽ được sống một cuộc sống yên bình.
Thế rồi một hôm Triệu Đà lại sang nhưng lần này hắn đến để xin hòa, vốn là người bao dung độ lượng ta chấp nhận ý tốt đó. Không những thế hắn đem theo con trai của mình và giới thiệu anh ta là Trọng Thủy. Triệu Đà nói rất hối hận vì việc làm của mình và muốn kết thân với hoàng tộc của ta. Thấy chàng trai cũng khôi ngô tuấn tú ắt hẳn là người có tài nên ta cũng ưng lòng cho hắn kết duyên với con gái xinh đẹp của ta. Ta chỉ có một người con gái duy nhất, xinh đẹp thì chưa có ai sánh bằng đã vậy nó cũng rất ngoan ngoãn và nghe lời. Khi vua cha bảo lấy chàng trai này thì nó ngoan ngoãn gật đầu.
Một thời gian trôi đi, dân sống trong cảnh ấm no yên bình, phận làm vua một nước thấy thế cũng được yên lòng theo. Nhưng rồi một hôm người thông gia trái tính ấy lại đem quân đến xâm chiếm nước ta. Trước đó Trọng Thủy vừa xin về thăm cha mẹ. Ta vô cùng tức giận trước hành động nói không giữ lời của Triệu Đà nên đã sai người mang cung ra bắn nhưng lạ kì thay không thấy cung đâu. Không còn cách nào khác là phải chiến đấu với chúng. Quân Âu Lạc thì ít, bấy lâu nay không có chiến tranh cho nên binh sĩ cũng không được tập duyệt nhiều. Thành Cổ loa thất thủ, ta đành phải đem con gái chạy đi cầu cứu vua thủy tề.
dong vai an duong vuong ke lai chuyen mi chau trong thuy
Trên con đường chạy về phía biển, lòng ta lo lắng rồi lại tự hỏi tại sao có thể mất chiếc nỏ thần được. Khi đến biển sứ thanh giang hiện lên nói Mị Châu – đứa con gái xinh đẹp ngoan ngoãn của ta chính là nguyên nhân của việc mất nỏ thần. Ta tức giận đau đớn cầm gươm lên chém thẳng tay đứa con gái duy nhất. Vì sự ngu dốt của nó mà ta mất nước, con dân của ta biến thành nô lệ. Chán cảnh nước, buồn cảnh nhà ta theo sứ thanh giang xuống biển.