Anh chị có suy nghĩ gì về tình huống bị Thị Nở chối bỏ của Chí Phèo (tác giả Nam Cao) và tình huống bị người thân chối bỏ của Trương Ba (tác giả Lưu Quang Vũ) từ đó rút ra bài học nhân sinh.

2 câu trả lời

Tình huống Chí Phèo bị Thị Nở chối bỏ cho ta thấy được sự cự tuyệt của con người, của xã hội đấy đối với Chí. Chí đã không còn là con người, không được bất kì một ai trong xã hội thừa nhận. Với người dân làng Vũ Đại, nói đến CHí Phèo, là nói đến con quỷ dữ, để bà cô của Thị Nở còn phải gắt lên "Thằng rạch mặt ăn vạ". Trương Ba trong vở kịch của Lưu Quang Vũ cũng bị cự tuyệt, cũng bị chối bỏ bởi chính gia đình mình. Bởi lẽ ông Trương Ba chỉ còn là phần hồn trong một thân thể ù ịch của anh hàng thịt và bản thân ông đang biến đổi từng ngày. Ông không còn là chính ông, không còn là con người mình như trước kai. Sự chối bỏ đối dù là với Chí Phèo hay Trương Ba thì đó cũng là bi kịch của sự cự tuyệt quyền sống, quyền hi vọng cuối cùng. Con người chỉ có là "con người" thì mới sống một cách tốt đẹp và được đặt trong mối quan hệ cộng đồng xã hội. Dù là kí gửi, dù là mượn hay là một con quỷ dữ trong nhân tính thì cũng sẽ khó có thể là tôi toàn vẹn, khó có thể được chấp nhận và tồn tại ở đời. 

Nhân vật Chí Phèo thể hiện tấn bi kịch tinh thần lớn nhất của con người, đó là bi kịch bị tha hoá. Những thế lực tàn bạo đã tước đoạt của người nông dân chất phác hiền lành những khát vong và ước mơ về một cuộc sống lương thiện, biến họ thành kẻ lưu manh. Và khi lương tâm thức tỉnh, họ đã phải tự kết thúc đời mình khi nhận ra rằng mình không còn con đường trở về với cuộc sống lương thiện.

Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm đều được tập trung ở nhân vật Chí Phèo. Tác phẩm phản ánh hai mâu thuẫn gay gắt và tiêu biểu nhất trong xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám là: Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị với nhau và mâu thuẫn giữa bọn cường hào ác bá và người nông dân. Nhân vật đều đạt đến trình độ điển hình.

Tóm tắt đoạn trích
Chí Phèo vốn không cha không mẹ, được dân làng truyền tay nhau nuôi lớn. Rồi đến làm canh điền cho nhà Bá Kiến. Bá Kiến ghen tuông nên đã đẩy anh vào tù. Bảy tám năm sau, Chí ra tù và trở về làng với bộ dạng của một tên lưu manh. Hắn chuyên uống rượu, rạch mặt ăn vạ. Cả làng lánh xa hắn, Chí bị Bá Kiến lợi dụng thành công cụ cho hắn.

Chí gặp Thị Nở, hai người ăn nằm với nhau. Chí tỉnh rượu rồi ốm, được Thị Nở chăm sóc. Bát cháo hành và những cử chỉ chân thật của Thị Nở đã làm sống dậy khát vọng sống cuộc đời lương thiện của Chí. Nhưng bà cô Thị Nở ngăn cấm. Chí tuyệt vọng khi bị Thị Nở từ chối. Anh xách dao đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện. Anh đâm chết Bá Kiến và tự vẫn.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm