a) Tại sao đột biến gen chủ yếu phát sinh trong quá trình nhân đôi ADN ? b) Nêu sự khác nhau về cấu trúc ADN ti thể với ADN trong nhân ?

1 câu trả lời

a. Đột biến gen thường phát sinh trong quá trình nhân đôi ADN vì

- Bình thường ADN có cấu trúc xoắn kép liên kết với nhau bằng số lượng liên kết hidro theo NTBS, mặt khác ADN trong nhân của sinh vật nhân thực còn liên kết với protein tạo thành NST nên ít bị tác động của tác nhân đột biến, khi một mạch bị lỗi sai sẽ có mạch bổ sung làm khuôn để tổng hợp lại. - Khi nhân đôi ADN 2 mạch của ADN tách nhau ra nên dễ chịu tác động của tác nhân đột biến làm biến đổi cấu trúc của bazơnitơ từ đó dẫn đến sự lắp ráp sai NTBS. Đồng thời khi đó một số tác nhân đột biến có thể gắn hẳn vào mạch khuôn hoặc mạch mới đang tổng hợp nên gây ra sự sai sót trong nhân đôi ADN: mất, thêm hoặc lắp ráp nhầm các nucleotit... từ đó dẫn đến đột biến gen. - Những sai khác trong quá trình nhân đôi ADN nhưng không được enzim phát hiện và sửa sai nên được nhân lên cùng với sự nhân đôi ADN và hình thành đột biến. b. Sự khác nhau của ADN trong nhân và ADN ty thể

ADN ty thể

Lượng ADN ít, ADN trần

Chuỗi xoắn kép mạch vòng

Chứa một số gen quy định tính trạng của cơ thể sinh vật

ADN trong nhân

Lượng ADN nhiều,

ADN tổ hợp với protein histon

Chuỗi xoắn kép mạch thẳng

Chứa hầu hết các gen quy định tính trạng của cơ thể sinh vật

Câu hỏi trong lớp Xem thêm