7. Sự to ra và dài ra của xương? 8. Chức năng các thành phần cấu tạo của xương dài? 9. Biện pháp chống mỏi cơ. 10. Các biện pháp để phòng tránh bệnh loãng xương ở người già và còi xương ở trẻ em? 11. Khái niệm kháng nguyên, kháng thể, miễn dịch? 12. Đặc điểm của các loại mạch máu? 13. Các thành phần của môi trường trong cơ thể? 14. Đặc điểm Các nhóm máu ở người? 15. Sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và nhỏ? 16. Chu kỳ co giãn của tim? 17. Khi truyền máu cần tuân thủ những nguyên tắc nào? Vẽ sơ đồ truyền máu?Giải thích vì sao nhóm máu O lại có thể truyền được cho tất cả các nhóm máu khác, máu AB lại có thể nhận được tất cả các nhóm máu?
1 câu trả lời
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
7/ Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới đẩy vào trong và hóa xương. Sự dài ra ở xương là nhờ vào sự phân chia của các tế bào ở sụn tăng trưởng.
8/
Cấu tạo một xương dài gồm có:
- Hai đầu xương là mô xương xốp, có các nan xương xếp theo kiểu vòng cung tạo ra các ô trống có chứa tủy đỏ. Bọc 2 đầu xương là lớp sụn.
- Thân xương có hình ống, cấu tạo từ ngoài vào trong có: màng xương mỏng → mô xương cứng → khoang xương
+ Khoang xương chứa tủy xương, tủy đỏ (trẻ em), tủy vàng (người trưởng thành ) .
9/- nghỉ ngơi , thở sâu kết hợp với xoa bóp cho máu lưu thông nhanh
- Sau hoạt động chạy ( khi tham gia thể thao) nên đi bộ từ từ đến khi hô hấp trở lại bình thường mới nghỉ ngơi và xoa bóp.
- cần làm ciệc nhịp nhàng, vừa sức
- cần có tinh thần thoải mai, vui vẻ
10/- Tập thể dục đều đặn, phù hợp với tình trạng sức khỏe: Giúp tăng cường sự cân bằng và duy trì độ dẻo dai của hệ thống xương, giảm nguy cơ loãng xương và gãy xương ở người lớn tuổi. - Khám định kỳ: Nên đến bệnh viện kiểm tra mật độ xương định kỳ. Đây là cách duy nhất giúp phát hiện sớm bệnh loãng xương.
11/Định nghĩa kháng nguyên. Kháng nguyên (antigen) là những chất khi xâm nhập vào cơ thể người thì được hệ thống miễn dịch nhận biết và sinh ra các kháng thể tương ứng. Đây có thể là kháng thể dịch thể hoặc kháng thể tế bào có đặc tính kết hợp đặc hiệu hoặc kích thích đáp ứng miễn dịch với kháng nguyên ấy.
12/có 3 loại mạch máu
- Động mạch là những mạch máu mang máu giàu oxy từ tim đến tất cả các mô trong cơ thể. Chúng chia thành nhiều nhánh nhỏ và những nhánh này có thể được chia thành nhiều nhánh nhỏ hơn còn gọi là tiểu động mạch giúp mang máu đi được xa hơn vào đến tận cùng của mô cơ quan.
- Mao mạch là những mạch máu nhỏ liên kết giữa các tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch. Những mạch máu này có thành mỏng cho phép oxy, các chất dinh dưỡng đi vào tế bào; carbon dioxide và các chất thải qua thành mạch để vào máu. Quá trình trao đổi chất giữa mô cơ quan và mạch máu sẽ diễn ra tại những mao mạch này.
- Tĩnh mạch là những mạch máu có nhiệm vụ mang máu trở về tim. Kích thước của tĩnh mạch càng lớn khi vị trí càng nằm gần tim. Tĩnh mạch chủ trên là tĩnh mạch lớn nhất mang máu từ phần đầu và hai tay trở về tim; trong khi tĩnh mạch chủ dưới mang máu từ bụng và hai chi dưới.
- 13/
- Môi trường trong gồm máu, nước mô và bạch huyết :
- Một số thành phần của máu thẩm thấu qua thành mạch máu tạo ra nước mô.
- Nước mô thẩm thấu qua thành mạch bạch huyết tạo ra bạch huyết
- Bạch huyết lưu chuyển trong mạch bạch huyết rồi lại đổ về tĩnh mạch máu và hòa vào máu
- 14/
- Nhóm máu A:
Có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu và kháng thể B trong huyết thanh. Người có nhóm máu A có thể hiến máu cho người khác có cùng nhóm máu A, hoặc nhóm máu AB. Ngoài ra, người có nhóm máu A cũng có thể nhận máu truyền từ người cho có nhóm máu O.
- Nhóm máu B:
Có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu và có kháng thể A trong huyết thanh. Người có nhóm máu B có thể hiến máu cho người khác có cùng nhóm máu B, hoặc nhóm máu AB. Ngoài ra, người có nhóm máu B cũng có thể nhận máu truyền từ người cho có nhóm máu O.
- hóm máu AB:
Có kháng nguyên A, B trên bề mặt hồng cầu và không có kháng thể A, kháng thể B trong huyết thanh. Đây là nhóm máu không phổ biến. Người có nhóm máu AB có thể nhận máu từ bất kỳ người có nhóm máu nào. Tuy nhiên, vì có cả hai kháng nguyên AB trên tế bào hồng cầu nên người có nhóm máu AB chỉ có thể hiến máu cho người có cùng nhóm máu AB.
- Nhóm máu O:
Không có kháng nguyên A, kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu và có cả kháng thể A, kháng thể B trong huyết thanh. Đây là nhóm máu phổ biến nhất. Người có nhóm máu O chỉ có thể nhận máu truyền từ người có cùng nhóm máu O, vì các kháng thể trong huyết tương của nhóm máu này sẽ tấn công các loại khác. Tuy nhiên, người có nhóm máu O lại có thể hiến máu cho tất cả các nhóm máu khác, do nhóm máu O hoàn toàn không có kháng nguyên.
- 15/là hình ảnh đó
- 16/cũng là hình anhe nhé
- 17/Tin tức Thông tin sức khỏeCác nguyên tắc truyền máu cơ bản
Share:
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Đỗ Văn Mạnh - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long
Máu của con người được chia làm nhiều nhóm và mỗi nhóm máu lại mang những nét đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích với nhau. Để đảm đảo an toàn trong quá trình truyền máu, cần phải tuân thủ các nguyên tắc truyền máu cơ bản.
1. Cơ sở của nguyên tắc truyền máu cơ bảnNguyên tắc truyền máu cơ bản phải dựa trên những đặc trưng riêng cũng như kết cấu mạch máu của mỗi nhóm máu. Chính vì vậy, trước khi thực hiện truyền máu, điều căn bản nhất bạn cần biết đó là bạn thuộc nhóm máu nào và các đặc tính của nhóm máu đó ra sao.
Máu của con người gồm nhiều nhóm sau, mỗi một nhóm sẽ có đặc tính riêng cũng như, có những kháng thể sẽ chống lại những nhóm kia, vì thế nếu truyền máu khác nhóm vào, kháng thể người nhận có thể phá hủy máu, gây ra nhiều tác hại cho cơ thể.
Truyền máu phải dựa trên những đặc trưng riêng cũng như kết cấu mạch máu của mỗi nhóm máuSau đây là đặc tính của từng nhóm máu mà để đảm bảo an toàn trong truyền máu, các nguyên tắc truyền máu cơ bản phải dựa trên các đặc tính này:
- Nhóm máu A: Đặc trưng bởi sự hiện diện cho nhóm máu A là kháng nguyên A trên các tế bào hồng cầu và kháng thể B có trong huyết tương. Những người mang nhóm máu A có thể hiến máu cho những người có cùng nhóm máu hoặc mang nhóm máu AB. Những người nhóm máu A có thể được truyền máu bởi những người có nhóm máu O.
- Nhóm máu B: Có thể hiến máu cho những người khác có cùng nhóm máu B hoặc những người mang nhóm máu AB. Những người mang nhóm máu B có thể nhận máu từ những người mang nhóm máu O.
- Nhóm máu AB: Có thể nhận máu từ bất cứ nhóm máu nào. Tuy nhiên, những người mang nhóm máu AB cũng chỉ có thể hiến cho những người có cùng nhóm máu AB. Nhóm máu này không phổ biến.
- Nhóm máu O: Đây là nhóm máu phổ biến nhất. Những người mang nhóm máu O chỉ nhận máu từ những người có cùng nhóm máu O và có thể hiến máu cho tất cả những nhóm máu khác bởi nhóm máu O không có kháng nguyên A và kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu, nhưng trong huyết tương lại có cả kháng thể A và kháng thể B
- Nhóm máu Rh (D): Yếu tố Rh là một loại protein đặc biệt trên các tế bào máu. Hầu hết mọi người đều có kháng nguyên D trên hồng cầu và thường gọi là Rh+ (Rh D dương). Những người không có kháng nguyên D trên hồng cầu được gọi là Rh- (Rh D âm). Cần phải thực hiện xét nghiệm kháng nguyên Rh D đối với những người phụ nữ mang thai nhằm mục đích sàng lọc và phát hiện sự tương thích trong cơ thể của mẹ và bé.
Trong trường hợp người hiến máu hoặc bệnh nhân có nhóm máu khó xác định thì bác sĩ sẽ lấy mẫu máu và thực hiện xét nghiệm chuyên khoa để xác định nhóm máu chính xác.
Nhận nhầm nhóm máu có thể gây nên phản ứng truyền máu tán huyết cấp sau 24h được truyền máu. Những phản ứng đồng loạt xảy ra có thể gây sốc và khiến người nhận tử vong.
- cho mình xin 1 câu tră lời hay nhất