* 60đ Một giáo sư giảng về cách quản lí thời gian. Đầu tiên, ông lấy một cái bình to và bắt đầu cho vào đó những quả bóng đánh gôn (golf). Ông cất lời hỏi sinh viên: “Bình đã đầy chưa?”. – Rồi ạ! – Các sinh viên đồng loạt trả lời. Giáo sư lại lấy ra một hộp đựng đầy bi đổ vào bình lắc lên cho bi rơi lấp đầy những khoảng trống. Giáo sư hỏi lần nữa: “Bình đã đầy chưa?”. – Có lẽ đầy rồi ạ! – Các sinh viên ngập ngừng. Lần này, vị giáo sư lấy ra một xô cát, đổ vào bình, tất nhiên cát lại lấp đầy những khe hở. Ông hỏi lại các sinh viên: “Lần này bình đã đầy chưa?”. – Thưa, đầy rồi ạ! Các sinh viên nhất loạt đồng thanh. – Hãy xem này – Vị giáo sư nói và lấy ra hai lon bia đổ vào bình, bia tràn qua những hạt cát và thấm vào đó. Giáo sư nói: “Bây giờ tôi muốn các bạn tưởng tượng cái bình này như cuộc đời của mình!”. (Theo Quà tặng cuộc sống) Câu `1`. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong ngữ liệu trên. Câu `2`. Xét theo phương châm hội thoại, câu trả lời thứ nhất của các sinh viên : “Rồi ạ!” đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Câu `3`. Trong ngữ liệu trên, các sự vật được cho vào bình theo một thứ tự như thế nào? Ta có thể đảo thứ tự các vật được không? Vì sao? Câu `4`. Tại sao giáo sư muốn các sinh viên “tưởng tượng cái bình này như cuộc đời của mình”?
2 câu trả lời
Câu 1 : Tự sự
Câu 2 : Vi phạm phương châm về chất
(Liên hệ với phần đằng sau , chiếc bình vẫn còn chỗ chứa , vì vậy lời của học sinh là chưa chính xác , không đúng sự thật)
Câu 3 :
- Thứ tự : bóng đánh gôn -> bi -> cát -> nước bia
- Nếu thay đổi thứ tự , chiếc bình sẽ không thể chứa được hết cả 4 đồ vật , mau chóng đầy và tràn ra ngoài (ví dụ cho cát vào trước , bình sẽ không thể chứa được bi hoặc bóng)
Câu 4 :
Chiếc bình chỉ là một khỏang trống nhỏ , không thể chứa quá nhiều thứ cũng như con người một lúc nào đó sẽ tới giới hạn , nếu không biết sắp xếp những công việc cần làm một cách chính xác thì sẽ sớm hối hận vì bỏ lỡ những điều quan trọng trong cuộc đời . Vậy nên hãy dành thời gian ưu tiên cho những điều đáng trân trọng ngay trước mắt , sau đó mới lấp vào khoảng trống bằng những việc có ích , nhỏ nhặt khác xung quanh.