6. Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang đứng yên và vật đang chuyển động. 7. Quán tính là gì? 8. Cho biết trường hợp nào ma sát có lợi; có hại. 9. Vận dụng được công thức tính lực đẩy Ác si met và điều kiện vật nổi vật chìm giải bài tập? 10. Vận dụng công thức tính áp suất để giải một số bài tập .

2 câu trả lời

Câu 6:

Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang đứng yên và vật đang chuyển động.

Trả lời:

 -Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính.

Câu 7:

Quán tính là gì?

Trả lời:

-Quán tính là tính chất đặc trưng cho sự cản trở của các đối tượng có khối lượng đối với bất kỳ sự thay đổi nào về vận tốc của nó. Điều này bao gồm những thay đổi đối với tốc độ hoặc hướng chuyển động của đối tượng.

câu 8:

Cho biết trường hợp nào ma sát có lợi; có hại.

trả lời:

-Lực ma sát có thể có hại như làm mài mòn vật, làm vật nóng lên, làm chuyển động của vật châm lại.

-Lực ma sát có thể có lợi như khi cần làm mài mòn các vật, giữ vật đứng yên, làm vật nóng lên

câu 9:

Vận dụng được công thức tính lực đẩy Ác si met và điều kiện vật nổi vật chìm giải bài tập?

trả lời:

-Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét: Fa= d.V

 + d: là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)

 + V: thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3)

câu 10:

Vận dụng công thức tính áp suất để giải một số bài tập

trả lời:

- Công thức xác định áp suất:

   p=F/S 

- Trong đó p: là áp suất; F là áp lực tác dụng lên mặt bị ép có diện tích là S

- Đơn vị của áp suất là paxcan: 1Pa = 1N/m2

 

 

6)

-Tác dụng của hai lực cân bằng:

+Một vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động 

+ Vật dứng yên sẽ tiếp tục đứng yên

7)

Quán tính là tính chất của mọi vật có thể bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.

8)

-Lực ma sát có thể có hại như làm mài mòn vật, làm vật nóng lên.

-Lực ma sát có thể có lợi như khi cần làm mài mòn các vật, giữ vật đứng yên.

9)

-Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét: Fa= d.V

  + d: là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)

  + V: thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3)

10)

-Công thức tính áp suất:

p=F/S