5) Một thanh AB cứng và nhẹ có chiều dài là 60cm Ta treo vào hai đầu A và B hai vật lần lượt có khối lượng là 2kg và 10kg. Hỏi ta phải đặt thanh AB trên một cái nêm tại vị trí O cách đầu A và đầu B bao nhiêu cm để đòn bẩy cân bằng? 6) Bốn vật có khối lượng bằng nhau được treo vào hai đầu A và B của một đòn bẩy, sao cho đầu A treo 1 vật, đầu B treo 3 vật. Hỏi phải đặt điểm tựa O cách A bao nhiêu cm để đòn bẩy thăng bằng, biết thanh AB dài 80cm (khối lượng của đòn bẩy coi như không đáng kể) 7) Bác Bình có thể sử dụng hệ thống ròng rọc A gồm 1 ròng rọc cố định và 1 ròng rọc động hoặc ròng rọc B gồm 1 ròng rọc cố định để nâng một vật có trọng lượng 800N lên cao được không? Tại sao? Biết bác Bình có khối lượng là 60 kg.

1 câu trả lời

Đáp án:

5.

\[l = 0,5m\]

6.

\[l = 0,6m\]

Giải thích các bước giải:

5.

Cân bằng mô men lực, ta có:

\[\begin{array}{l}
2.10.l = 10.10(0,6 - l)\\
 \Rightarrow l = 0,5m
\end{array}\]

6.

Cân bằng mô men lực, ta có:

\[\begin{array}{l}
P.l = 3P(0,8 - l)\\
 \Rightarrow l = 3(0,8 - l)\\
 \Rightarrow l = 0,6m
\end{array}\]

7.

Bác Bình có thể sử dụng hệ thống ròng rọc A để nâng vật lên do:

\[\dfrac{{800}}{2} = 400N < P = 600N\] 

Bác Bình không thể sử dụng hệ thống ròng rọc B để nâng vật lên do:

\[800N > P = 600N\]