40. Khi nhai cơm, tại sao thấy bánh mì trong miệng ngọt? 41. Tại sao khi ăn không nên cười đùa? 42. Trước khi đi ngủ ta có nên ăn kẹo không? Vì sao? 43. Muốn bảo vệ dạ dày ta phải làm thế nào? 44. Các chất cần cho cơ thể như nước, muối khoáng, các loại vitamin khi vào cơ thể theo đường tiêu hóa thì cần phải qua các hoạt động nào của hệ tiêu hóa? Cơ thể người có thể nhận các chất này theo con đường nào khác được không? 45. Sự biến đổi hóa học ở ruột non được thực hiện đối với những loại chất nào? Biểu hiện như thế nào? 46. Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng? 47. Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ ''nhai kĩ no lâu''. 48. Khi ăn cháo hay uống sữa, các loại thức ăn có thể biến đổi trong khoang miệng như thế nào? 49. Một người bị chứng thiếu ãit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể diễn ra như thế nào? 50. Căn cứ vào đâu người ta khẳng định rằng ruột non là cơ quan chủ yếu của hệ tiêu hóa đảm nhận vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng?
1 câu trả lời
40. Khi nhau cơm , bánh mì lâu trong miệng , tinh bột trong cơm sẽ được enzim amilaza biến đổi thành đường đôi (đường mantôzơ) , đường này đã tác động lên các gai vị giác trên lưỡi → cảm thấy vị ngọt.
41. Khi chúng ta hít thở, thực quản xẹp lại và nắp thanh môn mở để khí quản mở thông ra mũi, khi cười nói thì khí quản mở thông ra miệng, còn khi nuốt thì nắp thanh môn đóng lại và miệng thông vào thực quản. “Nếu vừa ăn vừa cười nói thì thanh môn mở trong lúc hầu họng có thức ăn nên dễ bị sặc”, bác sĩ Cấp cảnh báo.
42. Thành phần chính của đa số các loại kẹo là đường. Ăn nhiều kẹo trước khi đi ngủ đồng nghĩa với việc bạn đang nạp một lượng đường rất lớn vào cơ thể. Điều này có thể khiến cho bạn thường xuyên gặp ác mộng, khó ngủ hơn và là một trong những thủ phạm chính khiến cho chúng ta tăng cân do tăng mỡ thừa không có lợi.
43.
1.Massage vùng bụng.
2.Uống nước đúng cách mỗi ngày.
3.Luôn giữ bụng ấm.
4.Ăn chậm nhai kỹ.
5.Tập thể dục hợp lý, thường xuyên.
44.
Các chất cần cho cơ thể như nước, muối khoáng, các loại vitamin khi vào cơ thể theo đường tiêu hóa thì cần phải trải qua các hoạt động như: ăn, đẩy thức ăn trong ống tiêu hóa, hấp thụ thức ăn.
Cơ thể người có thể nhận các chất này theo con đường khác là tiêm chích qua tĩnh mạch vào hệ tuần hoàn máu hoặc qua kẽ giữa các tế bào nước mô rồi lại vào hệ tuần hoàn máu.
45.
- Sự biến đổi hóa học ở ruột non được thực hiện đối với: tinh bột và đường đôi, lipit, protein
- Tinh bột và đường đôi được enzim amilaza phân giải thành đường mantozo, đường mantozo tiep tục được enzim mantaza phângiải thànhđường glucozo ( đường đơn)
- Protein được enzim pepsin và trypsin phân cắt thành peptit, peptit tiếp tục được enzim chymotrysin phân giải thành axit amin
- Lipit được các muối mật trong dịch mật tách chúng thành các giọt lipit nhỏ, từ các giọt lipit nhỏ, chúng được enzim lipaza phân giải thành aixt béo và glixerin.
46.
- Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt bên trong của nó tăng gấp khoảng 600 lần so với diện tích mặt ngoài.
- Ruột non rất dài (tới 2,8 - 3m ở người trưởng thành), dài nhất trong các cơ quan của ống tiêu hóa.
- Mạng mao mạch máu và mạng bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột.
47.
-Khi nhai kĩ, thức ăn sẽ được nghiễn nát thành các mảnh nhỏ giúp nhào trộn thức ăn với dịch tiêu hóa và tạo điều kiện cho các enzim tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
-Hoạt động nhai tại khoang miệng tạo điều kiện cho enzim amilaza tiêu hóa thức ăn: tinh bột --> đường
48.
-Với cháo: thấm một ít nước bọt, một phần tinh bột trong cháo bị men amilaza phân giải thành đường mantôzơ.
-Với sữa : thấm một ít nước bọt, sự tiêu hóa hóa học không diễn ra ờ khoang miệng do thành phần hóa học của sữa là prôtêin và đường đôi hoặc đường đơn.
49.
Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể diễn ra như sau: Môn vị thiếu tín hiệu đóng nên thức ăn sẽ qua môn vị xuống ruột non liên tục và nhanh hơn. Thức ãn sẽ khống đủ thời gian ngấm đều dịch tiêu hóa cùa ruột non nên hiệu quả tiêu hóa sẽ thấp.
50.
- Ruột non có bề mặt hấp thụ rất lớn (tới 400 - 500m2), lớn nhất so với các đoạn khác của ống tiêu hoá. Ruột non còn có mạng mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc. Thực nghiệm phàn tích thành phần các chất của thức ăn trong các đoạn ống tiêu hoá (hình 29-2 SGK) cũng chứng tỏ sự hấp thụ các chất dinh dưỡng diễn ra ở ruột non.
Bài của bạn có trong đề cương ôn tập GHK1 Sinh của mik, đề của mik đã được cô sửa và mik đã thi xog và đảm bảo đây là câu trả lời đúng nhé! Có j vote cho mik 5 sao và câu trả lời hay nhất ạ~~