4. Thế nào là từ địa phương, biệt ngữ xã hội? Cách sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội? Cho ví dụ về từ địa phương và biệt ngữ xã hộ

1 câu trả lời

rước hết chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm về từ ngữ toàn dân: Từ ngữ toàn dân là loại từ ngữ được sử dụng rộng rãi và thống nhất trong toàn thể bộ phận nhân dân trên cả nước.

Từ đó chúng ta có khái niệm từ ngữ địa phương như sau: Từ ngữ địa phương là loại từ ngữ được sử dụng chỉ ở bộ phận một hoặc một số địa phương nhất định. Nếu nói từ ngữ của địa phương thì có thể người dân của địa phương khác sẽ không hiểu vì nó không được dùng phổ biến trong toàn dân.

Các loại từ ngữ địa phương

Thường thì người ta chia từ ngữ địa phương theo vùng miền:

  • Từ ngữ địa phương Bắc Bộ (phương ngữ Bắc): U – mẹ; giời – trời…
  • Từ ngữ địa phương  Trung Bộ (phương ngữ Trung): mô (nào, chỗ nào); rứa (thế); răng (sao, thế nào)…
  • Từ ngữ địa phương Nam Bộ (phương ngữ Nam): heo – lợn; thơm – dứa; honda – xe máy; ghe – thuyền…

Các kiểu từ ngữ địa phương

– Từ ngữ địa phương có nghĩa tương ứng với nghĩa của từ ngữ toàn dân:

Ví dụ:

+ Miền Trung: mô – chỗ nào, đâu; tê – kìa; tru – trâu…

+ Miền Nam: tô – bát; cây viết – cây bút; chạy honda – chạy xe máy…

– Từ ngữ địa phương dùng ở một số nơi chỉ những sự vật, hiện tượng chỉ có ở nơi đó nhưng sau khi phổ biến thì trở thành từ ngữ toàn dân (nhưng thực chất nó vẫn là từ ngữ địa phương)

Ví dụ:

+ Bắc Bộ: thúng (đơn vị để đong thóc, gạo); nia; dần; sàng (đồ dùng để sẩy gạo, thóc); bò (đơn vị để đong gạo)…

+ Trung Bộ: nhút; chẻo – nước mắm…

+ Nam Bộ: sầu riêng, mãng cầu, chôm chôm…

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
2 lượt xem
2 đáp án
17 giờ trước