31. Trong quá trình sản xuất giống cây ngô (bắp) cần? A. Loại bỏ ngay cây xấu trước khi tung phấn. B. Loại bỏ cây xấu sau khi tung phấn. C. Các hạt của các cây giống cần để riêng. D. Bỏ qua khâu đánh giá dòng. 32. Khi có hạt giống lúa mới siêu nguyên chủng với số lượng ít thì ……… A. Sản xuất hạt giống trên theo sơ đồ duy trì. B. Sản xuất hạt giống theo sơ đồ phục tráng. C. Sản xuất hạt giống theo sơ đồ ở cây trồng thụ phấn chéo. D. Đem giống siêu nguyên chủng vào sản xuất đại trà. 33. Quy trình sản xuất giống cây rừng được thực hiện theo sơ đồ nào? A. Khảo nghiệm – chọn cây trội - chọn cây đạt tiêu chuẩn - nhân giống cho sản xuất. B. Chọn cây trội – khảo nghiệm – nhân giống cho sản xuất. C. Chọn cây trội – khảo nghiệm – chọn cây đạt tiêu chuẩn – nhân giống cho sản xuất. D. Chọn cây trội – chọn cây đạt tiêu chuẩn – nhân giống cho sản xuất. 34. Quy trình sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo trải qua mấy vụ? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 35. Nuôi cấy mô, tế bào thực vật là phương pháp:A. Tách rời tế bào thực vật, mô giâm trong môi trường có nồng độ chất kích thích cao để giúp tế bào phân chia, biệt hóa thành mô, cơ quan, phát triển thành cây trưởng thành hoàn chỉnh. B. Tách rời tế bào thực vật, nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp giống như trong cơ thể sống, giúp tế bào phân chia, biệt hóa thành mô, cơ quan, phát triển thành cây hoàn chỉnh. C. Tách mô thực vật, nuôi dưỡng trong môi trường có nồng độ chất kích thích tạo chồi, rễ, giúp tế bào phân chia, biệt hóa thành mô, cơ quan, phát triển thành cây hoàn chỉnh. D. Tách tế bào thực vật nuôi cấy trong môi trường cách li để tế bào thực vật sống, phát triển thành cây hoàn chỉnh. 36. Ý nghĩa của nuôi cấy mô tế bào là: A. Các sản phẩm không đồng nhất về mặt di truyền. B. Có trị số nhân giống thấp. C. Cho ra các sản phẩm đồng nhất về mặt di truyền. D. Phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu. 37. Cây trồng được sản xuất theo công nghệ nuôi cấy mô tế bào có đặc điểm: A. Sạch bệnh, đồng nhất về di truyền B. Không sạch bệnh, đồng nhất về di truyền C. Sạch bệnh, không đồng nhất về di truyền D. Không sạch bệnh, có hệ số nhân giống cao. 38. Các lọai cây lâm nghiệp thường được nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô: A. Cây keo lai, bạch đàn, cà phê, trầm hương. B. Cây keo lai, bạch đàn, mía, tùng, trầm hương. C. Cây keo lai, bạch đàn, cà phê, thông, tùng. D. Cây keo lai, bạch đàn, thông, tùng, trầm hương. 39. Các lọai cây hoa thường được nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô: A. Hoa lan B. Cẩm chướng C. Đồng tiền D. Cả 3 loại hoa 40. Trong nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào, người ta thường chọn vật liệu nuôi cấy là:A. Tế bào cành cây, thân cây B. Tế bào rễ cây C. Tế bào lá D. Tế bào của mô phân sinh 41. Trong quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào, việc cấy cây vào môi trường thích ứng có ý nghĩa như thế nào? A. Cây phát triển rễ. B. Cây thích nghi dần với điều kiện tự nhiên. C. Cây thích ứng với điều kiện khí hậu bất thuận. D. Cây ra chồi. 42. Nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô và phương pháp chiết cành giống nhau ở đặc điểm: A. Đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật cao B. Cho ra sản phẩm đồng nhất về mặt di truyền C. Có hệ số nhân giống cây trồng cao D. Có thể áp dụng trên nhiều đối tượng cây trồng 43. Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào? A. Chọn vật liệu nuôi cấy →khử trùng→tạo rễ→tạo chồi→cấy cây vào môi trường thích ứng→trồng cây trong vườn ươm B. Chọn vật liệu nuôi cấy →khử trùng→tạo chồi→tạo rễ→cấy cây vào môi trường thích ứng→trồng cây trong vườn ươm C. Chọn vật liệu nuôi cấy →cắt nhỏ vật liệu nuôi cấy →tạo rễ →tạo chồi →cấy cây vào môi trường thích ứng→trồng cây trong vườn ươm D. Chọn vật liệu nuôi cấy →khử trùng →tạo thân → tạo rễ →cấy cây vào môi trường thích ứng →trồng cây trong vườn ươm 44. Mỗi một hạt keo đất có cấu tạo như thế nào? A. Ở giữa là nhân → lớp ion quyết định điện → lớp ion bất động → lớp ion khuếch tán. B. Ở giữa là nhân → lớp ion quyết định điện → lớp ion bù → lớp ion bất động. C. Ở giữa là nhân → lớp ion quyết định điện → lớp ion khuếch tán → lớp ion bất động. D.Ở giữa là nhân → lớp ion quyết định điện → lớp ion bù → lớp ion khuếch 45. Các ion ở vị trí nào của keo đất có khả năng trao đổi ion với các ion trong dung dịch đất: A. Lớp ion quyết định điện. B. Lớp ion bất động. C. Lớp ion khuếch tán. D. Nhân keo đất.

2 câu trả lời

31. A 32. A 33. C 34. C 35. B 36. C 37. A 38. D 39. D 40. 41. B 42. 43C 44. A 45. C

$31$ $:$ $A$

$32$ $:$ $A$

$33$ $:$ $C$

$34$ $:$ $C$

$35$ $:$ $B$

$36$ $:$ $C$

$37$ $:$ $A$

$38$ $:$ $D$

$39$ $:$ $A$

$40$ $:$ $D$

$41$ $:$ $B$

$42$ $:$ $B$

$43$ $:$ $B$

$44$ $:$ $A$

$45$ $:$ $C$

$@Gitrang111$

$@$ $Chúc$ $bn$ $hc$ $tốt$ $!$

Câu hỏi trong lớp Xem thêm