25/ Trọng lượng riêng của một khối chất lỏng thay đổi thế nào khi nó: a) Bị hơ nóng? Vì sao? b) Bị làm lạnh? Vì sao? 26/ Không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh. Vì sao? 27/ Nhờ đâu mà khinh khí cầu có thể bay được lên cao? 28/ Vì sao máy lạnh được lắp ở trên cao còn lò sưởi lại được lắp ở dưới thấp? 29/ Một bạn nói rằng: “Khi đun nước, cứ đổ nước đầy ấm, lúc đó cả ấm và nước đều nóng lên và nở ra, làm sao mà nước bị tràn được.” Theo em, bạn đó nói đúng hay sai? Vì sao? 30/ Hãy so sánh độ tăng thể tích của 100 cm3 các chất sau đây khi nhiệt độ của chúng tăng từ 10oC lên đến 50oC: a) Không khí, nước, sắt. b) Không khí, khí hyđrô, khí cacbonic.

2 câu trả lời

Đáp án:

  mong bn tham khảo

Giải thích các bước giải:

 25/

a.khi hơ nóng, thể tích của vật tăng nhưng trọng lượng của vật không đổi nên trọng lượng riêng giảm.

b.khi làm lạnh, thể tích của vật gảm nhưng trọng lượng của vật không đổi nên trọng lượng riêng tăng.

 26/  Các chất đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi, khi nóng thì không khí nở ra làm trọng lượng riêng giảm, còn khi lạnh, không khí co lại làm trọng lượng riêng tăng. Vì vậy, không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh.

27/  Các khinh khí cầu đốt lửa là những quả cầu chứa khí nóng. Chúng bay lên vì không khí chứa trong đó nhẹ hơn là không khí ngoài khí quyển. Vì không khí nóng có xu hướng bốc lên, nên khí cầu bay được.

28/ - Lò sưởi phải đặt dưới nền nhà để không khí gần nguồn nhiệt  được làm ấm nóng lên, nở ra, khối lượng riêng giảm đi và nhẹ hơn không khí lạnh ở trên nên nó bay lên, làm không khí lạnh ở trên chuyển động xuống dưới, lại tiếp tục được làm nóng lên, cứ như vậy làm cả phòng được nóng lên.

- Máy điều hòa nhiệt độ thường đặt trên cao để trong mùa nóng máy thổi ra khí lạnh hơn không khí bên ngoài nên khí lạnh đi xuống dưới, khí nóng ở dưới đi lên cứ như vậy làm mát cả phòng.

29/  Theo em, bạn đó nói sai. Vì vì nước nở vì nhiệt nhiều hơn ấm nên thể tích nước sẽ tăng nhiều hơn thể tích của ấm tăng, làm cho nước tràn ra ngoài.

30/a.sắp xếp độ tăng thể tích từ lớn đến nhỏ: không khí>nước>sắt

b.chất khí nở vì nhiệt giống nhau nên độ tăng thể tích của Không khí, khí hyđrô, khí cácbonic là như nhau

Đáp án:Ở dưới

 Giải thích các bước giải:

25/ Trọng lượng riêng của một khối chất lỏng thay đổi thế nào khi nó:

a) Bị hơ nóng? Vì sao?

Khi đun nóng thể tích tăng nên khối lượng riêng của chất lỏng tăng.

b) Bị làm lạnh? Vì sao?

Khi làm lạnh thì khối lượng riêng giảm xuống.

26/ Không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh. Vì sao?

Vì khi bị lạnh không khí co lại. Tính trung bình trong 1 m3không khí lạnh lượng không khí lạnh có nhiều hơn lượng không khí có trong 1 m3 không khí nóng (trong cùng điều kiện) nên trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn trọng lượng riêng của không khí lạnh

27/ Nhờ đâu mà khinh khí cầu có thể bay được lên cao?

Khinh khí cầu bay lên cao được là nhờ lửa đốt ngay dưới. Vì trong một lưu chất lỏng (lỏng hay khí), mọi chất có tỷ trọng nhẹ hơn đều có xu hướng đi lên trên: đó là điểu xảy ra khi khí cầu nóng lẫn trong khí lạnh. Cũng có hiện tượng như vậy đối với khí hyđro và heli, là những khí nhẹ so với không khí. Tóm lại, tất cả các khí cầu đều phụ thuộc vào nguyên tắc chênh lệch tỷ trọng.Các khinh khí cầu đốt lửa hiện đại có vỏ ngoài bằng ni lông, dáng gần như hình cầu. Nó mở ra ở phía dưới để hứng không khí nóng được đốt lên bởi một vòi đốt bằng khí. Khi quả cầu chứa đầy, không khí nóng, nó bay lên. Nếu muốn hạ xuống, chỉ cần không khí này nguội đi. Hành khách ở trong một buồng nhẹ bằng mây, phía dưới quả cầu.

28/ Vì sao máy lạnh được lắp ở trên cao còn lò sưởi lại được lắp ở dưới thấp?

 - Lò sưởi phải đặt dưới nền nhà để không khí gần nguồn nhiệt  được làm ấm nóng lên, nở ra, khối lượng riêng giảm đi và nhẹ hơn không khí lạnh ở trên nên nó bay lên, làm không khí lạnh ở trên chuyển động xuống dưới, lại tiếp tục được làm nóng lên, cứ như vậy làm cả phòng được nóng lên.Máy điều hòa nhiệt độ thường đặt trên cao để trong mùa nóng máy thổi ra khí lạnh hơn không khí bên ngoài nên khí lạnh đi xuống dưới, khí nóng ở dưới đi lên cứ như vậy làm mát cả phòng.

29/ Một bạn nói rằng: “Khi đun nước, cứ đổ nước đầy ấm, lúc đó cả ấm và nước đều nóng lên và nở ra, làm sao mà nước bị tràn được.” Theo em, bạn đó nói đúng hay sai? Vì sao?

Sai.Vì khi đun nước, cả ấm và nước trong ấm đều nóng lên, nở ra. Nhưng vì chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn nên nếu đổ nước đầy ấm sẽ gây ra hiện tượng nước tràn.

30/ Hãy so sánh độ tăng thể tích của 100 cm3 các chất sau đây khi nhiệt độ của chúng tăng từ 10oC lên đến 50oC:

a) Không khí, nước, sắt.

Khi nhiệt độ của không khí, nước, sắt tăng từ 10 độ C đến 50 độ C thì:

- Thể tích của không khí tăng nhiều hơn nước, sắt khi nhiệt độ tăng.

--> Không khí>nước>sắt

b) Không khí, khí hyđrô, khí cacbonic.