2.2.4. Lịch sự và gián tiếp - Thái độ đối với “gián tiếp” khác nhau trong các ngôn ngữ, điều đó thể hiện rõ trong cách nói của cộng đồng. Gián tiếp trong giao thoại chỉ khoảng cách ý nghĩa thực của lời nói và ý ẩn của người nói. Như các cộng đồng của nền văn hóa tập thể (collectivism) khác, cộng đồng nói tiếng Việt coi trọng thể diện (face), giữ thể diện (saving face) nên tính gián tiếp trong giao tiếp rất quan trọng. Từ chối, phê bình, phản đối trực tiếp có thể cản trở giao tiếp, đặc biệt là khi nói chuyện với người có tuổi hoặc vị trí cao hơn. Trực tiếp có thể bị cho là thô tục, khiếm nhã, bất kính, thậm chí sỉ nhục; còn gián tiếp là kín đáo, nhẹ nhàng, duyên dáng, khiêm cung, cẩn trọng. Ngược lại, khi giao tiếp trong tiếng Anh, trực tiếp có ý nghĩa tích cực như đơn giản, thành thật, rõ ràng, dễ hiểu; còn gián tiếp là dấu hiệu của thiếu tự tin, thiếu kiên quyết hay không quyết đoán. Cho nên, việc giao tiếp liên văn hóa trong sử dụng tiếng Anh hay tiếng Việt, tùy hoàn cảnh và mối quan hệ, người nói nên tìm mức độ trực tiếp hay gián tiếp nhất định để có được sự thích hợp, hài hòa, tránh trở thành người giao tiếp thông thạo nhưng vụng về (fluent blunt). Trong giao tiếp xuyên ngôn ngữ, để có mức độ gián tiếp thích hợp khó, nhưng đạt mức độ lịch sự hài hòa còn khó hơn. Phần tiếp sau đây không bàn cộng đồng nào lịch sự hơn mà bàn tính lịch sự thể hiện trong mỗi ngôn ngữ như thế nào. Dưới góc nhìn của ngôn ngữ học xã hội, tiếng Anh được coi là ngôn ngữ của phép lịch sự. Có rất nhiều cụm từ thể hiện tính lịch sự trong giao tiếp bằng tiếng Anh như “please”, “thank you”, “could you…?”, “would you mind…?”. Bên cạnh đó, tần suất các cấu trúc sử dụng cách nói rào đón (hedge) xuất hiện nhiều hơn trong tiếng Anh như: “maybe”, “could”, “would”, “should”, “possible”,... Thí dụ, một chuyên viên tư vấn khách hàng sẽ căn dặn khách hàng: “Could you possibly consider handing in your documents before Friday?” thay cho cách nói thẳng thắn hơn: “You have to hand in your documents before Friday.” - Có lẽ do chưa quen diễn đạt phép lịch sự bằng ngôn ngữ nên người Việt có xu hướng biểu hiện sự nhẹ nhàng, lịch thiệp, gần gũi của mình qua các hành vi phi ngôn ngữ ở dạng ngoại ngôn (extralanguage) như cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nụ cười, tư thế,...hay cận ngôn (paralanguage) như tốc độ nói, khoảng lặng, nhượng lời, cao độ, trường độ,... Yếu tố khoảng lặng (silence) và điểm dừng (pause) sẽ được bàn trong phần kế tiếp. Muốn giao tiếp lịch sự, trước hết phải giao tiếp thích hợp từ cách nhượng lời, mở lời, chuyển thoại, dùng từ, đặt câu, chủ đề được đề cập có nhạy cảm, tổn thương người khác. Người được cho là giao tiếp lịch sự trong tiếng Việt phải nhượng lời người có tuổi hơn, khoảng dừng giữa các lời thoại khi giao tiếp với người lớn tuổi phải dài hơn trong giao tiếp với bạn bè trang lứa. Trong khi đó, những yếu tố trên không phải là chuẩn mực giao tiếp lịch sự quan trọng trong tiếng Anh. - Làm thế nào để trở nên lịch sự đã khó, lịch sự ở mức độ phù hợp, không quá mức để trở thành khách sáo hay lố bịch còn khó hơn. Một lời nói có thể là lịch sự tích cực (positive politeness) ở ngữ cảnh này nhưng lại là lịch sự tiêu cực (negative politeness) ở ngữ cảnh khác. Trong giao tiếp tiếng Việt, lối nói lịch sự của người có vị trí quyền lực cao (lãnh đạo, thầy cô, cha mẹ) với người có vị trí quyền lực thấp (nhân viên, học trò, con cái) trong văn cảnh không trang trọng đôi khi bị cho là lịch sự tiêu cực. Một bà mẹ Việt hiếm khi căn dặn con gái mình “Con có thể vui lòng lau nhà trước khi đi chơi không?”. Cách nói như thế chỉ xuất hiện trong văn dịch từ tiếng nước ngoài khi chưa cân nhắc yếu tố văn hóa. Sử dụng nhiều cấu trúc lịch sự bị cho là dài dòng, sáo rỗng, khách sáo, xa cách thậm chí là buồn cười, lố bịch. Hiểu đúng về phép lịch sự và lịch sự đúng mực đòi hỏi sự hiểu biết và thâm nhập văn hóa nhất định. Có như thế năng lực ngôn ngữ mới trở thành năng lực giao tiếp. Hay nói một cách khác, biết ngôn ngữ mà không am tường về văn hóa thì giao tiếp khó thành công. CÂU HỎI: PHÂN TÍCH VÀ GHI CHÉP NHƯ TRÊN (Viết bằng lời văn của mình hoặc copy trên mạng về đừng giống quá) : VĂN HOÁ GIAO TIẾP NƠI CÔNG CỘNG CỦA PHÁP VỀ GIA TIẾP LỊCH SỬ VÀ GIÁN TIẾP. GIÚP EM VỚI Ạ.

1 câu trả lời

Chẳng những là những lời cảm ơn, mà trong những trường hợp chúng ta cần nói lời “xin lỗi”, chúng ta cũng nên nói ra với một sự chân thành như thế. Điều đó thể hiện sự tôn trọng người khác và cũng là tôn trọng chính mình, vì qua đó chúng ta thể hiện một cung cách ứng xử biết quan tâm đến mọi người chung quanh.Như các cộng đồng của nền văn hóa tập thể (collectivism) khác, cộng đồng nói tiếng Việt coi trọng thể diện (face), giữ thể diện (saving face) nên tính gián tiếp trong giao tiếp rất quan trọng. Từ chối, phê bình, phản đối trực tiếp có thể cản trở giao tiếp, đặc biệt là khi nói chuyện với người có tuổi hoặc vị trí cao hơn. Trực tiếp có thể bị cho là thô tục, khiếm nhã, bất kính, thậm chí sỉ nhục; còn gián tiếp là kín đáo, nhẹ nhàng, duyên dáng,

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
3 lượt xem
1 đáp án
14 giờ trước