2. Mở đầu bài thơ " Nhớ rừng” là lời đề từ “ Lời con hổ trong vườn bách thú”. Việc mượn lời đó có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện chủ đề của bài thơ? 3. Cho câu văn sau: “ Chỉ với khổ 3 trong bài thơ “ Nhớ rừng” của tác giả Thế Lữ đã cho ta thấy rõ một bức tranh tứ bình đẹp hiện lên trong kí ức của hổ”. a. Phát hiện và sửa lỗi cho câu văn trên. b. Dùng câu văn vừa sửa làm câu chủ đề, viết đoạn văn diễn dịch ( 12- 14 câu), trong đó có sử dụng câu cảm thán. (gạch chân và chú thích)

2 câu trả lời

2. Đễ diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tạ tầm thường, tù túng và niềm tự do khao khát mãnh liệt.

3.

Đi qua sự yên bình là những cơn mưa lớn như làm rung chuyển cả núi rừng, điều đó thể hiện ở 2 câu thơ tiếp theo, nhưng chúa sơn lâm vẫn không hề e sợ mà vẫn “lặng ngắm giang sơn”. Hình ảnh đó thể hiện sự bản lĩnh và sức mạnh trước thiên nhiên.

Kỷ niệm về thời kì huy hoàng tiếp tục hiện về khung cảnh bình minh. Vương quốc tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng. Hổ nằm ngủ ngon lành trong khúc nhạc của tiếng chim muôn. Bức tranh trên hiện ra đầy màu sắc và âm thanh, màu hồng bình minh, màu vàng nhạt nắng sớm, màu xanh cây rừng, âm thanh vui nhộn của đàn chim. Tất cả đều tạo ra một không gian nghệ thuật, cảnh sắc hệt như xứ sở thần tiên.

Nhưng than ôi tất cả chỉ còn là kí ức huy hoàng, quá khứ càng oanh liệt nỗi tiếc nuối, hoài niệm càng đau đớn. Các cụm từ trước mỗi câu thơ như “nào đâu”, “đâu những”, càng cho thấy niềm nuối tiếc khôn cùng, sự xót xa trong chính con hổ. Bức tranh tứ bình đã khép lại, chỉ còn lại hình ảnh hiện thực tối tăm, gian cầm, tù túng và sự khát khao mãnh liệt được tự do

2.  Thể hiện gián tiếp sẽ làm cho bài thơ trở nên sâu sắc và kích thích trí tưởng tượng của các độc giả

3.

a. Lỗi : thiếu chủ ngữ ( trong hợp này ko nên sử dụng câu rút gọn )

=> sửa : Chỉ với khổ 3 ,bài thơ “ Nhớ rừng” ,Thế Lữ đã cho ta thấy rõ một bức tranh tứ bình đẹp hiện lên trong kí ức của hổ.

d. Có thể nói chỉ với khổ 3 ,bài thơ “ Nhớ rừng” ,Thế Lữ đã cho ta thấy rõ một bức tranh tứ bình đẹp hiện lên trong kí ức của hổ:

"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

Người ta nói “thi trung hữu họa” (trong thơ có tranh),quả thật là như vậy ;và điều trên được thể hiện rõ qua bài thơ NHỚ RỪNG.Tuy cả bài đều xuất hiện những bức tranh llộng lẫy,đa màu của thiên nhiên nhưng chúng ta vẫn nên để ý hơn cả là bức tranh tứ bình được khắc họa vô cùng rõ nét ,chân thật trong khổ 3.Trước hết con hổ hiện lên thật lãng mạn trông như thi sĩ đứng bên bờ suối ,uống ánh trăng tan.Khi thì nó lại mang dáng vẻ của một nhà hiền triết khi vào những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn lặng ngắm giang sơn đổi mới.Trong những buổi bình minh cây xanh nắng gội,tiếng chim vang khắp tưng bừng thì nó là một bậc đế vương hiền lành.Cuối cùng ,khi đã đến lúc mà nó mong chờ là cái mảnh mặt trời tắt hẳn thì nó trở về là chính nó-vị chúa tể tàn bạo ,dữ dội,làm chủ bóng tối.Qua bút pháp lãng mạn của Thế Lữ ,ông đã vẽ nên một bộ tranh ko gì có thể sánh bằng,tuyệt đpẹ ,hùng vĩ. Phóng khoáng !Và đồng thời cũng đã làm sống dậy một thời huy hoàng ,quyền uy của vị chúa tể rừng già

* câu cảm thán : gạch chân