2/ Điện trở: + Điện trở của một dây dẫn có phụ thuộc vào U và I hay không? Vì sao? + Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào các yếu tố nào, phụ thuộc như thế nào? Viết công thức mô tả sự phụ thuộc đó (có giải thích đầy đủ) ? + Điện trở suất của một vật liệu cho biết điều gì? Nói điện trở suất của đồng là 1,7.10-8Ω m nghĩa là gì? + Nêu công dụng và cấu tạo của biến trở? Trên một biến trở ghi 20Ω- 2A, các con số đó có nghĩa là gì? 3/ Viết công thức của đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song? 4/ Trên dụng cụ điện thường ghi số Vôn và số Oát, những con số đó cho biết điều gì? Viết các biểu thức tính công và công suất của dòng điện (có giải thích đầy đủ) ? 5/ Tại sao nói dòng điện có năng lượng? Năng lượng đó gọi là gì? Điện năng tiêu thụ trong một đoạn mạch được tính như thế nào? Đo điện năng tiêu thụ bằng dụng cụ gì? xin cảm ơn ạ mình cần gấp ạ
1 câu trả lời
2.Điện trở phụ thuộc vào bản chất của vật dẫn, không phụ thuộc vào cường độ dòng điện và hiệu điện thế
+
Công thức tính điện trở của một vật dẫn điện như sau:
R = ρ.L/S
Trong đó:
R là điện trở (Đơn vị: Ohm).
ρ là điện trở suất phụ thuộc vào chất liệu.
L là chiều dài dây dẫn.
S là tiết diện của dây dẫn.
Từ công thức trên, ta có thể thấy điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào 3 yếu tố: Chất liệu làm dây dẫn, chiều dài dây dẫn và tiết diện của dây dẫn.
+Điện trở suất là một tính chất cơ bản của một vật liệu biểu thị khả năng cản trở dòng điện.
+Điện trở suất của đồng = 1,7.10^-8 có ý nghĩa là 1 dây dẫn bằng đồng, hình trụ, có chiều dài 1m và tiết diện 1m2 thì có điện trở là 1,7.10^*8(Ω)
+) các loại biến trở như sau:
Biến trở tay quay
Biến trở con chạy
Biến trở than
Biến trở dây quấn
Cấu tạo của biến trở:
Biến trở có cấu tạo cũng khá đơn giản, trong mạch chúng thường có 3 chân để kết nối với mạch điện. Với 2 chốt dùng để đấu vào mạch điện và còn chốt còn lại dùng để thay đổi điện trở trong khoảng cho phép ghi trên biến trở (thường gọi là con chạy hay tay quay). Bộ phận chính của biến trở thường được cấu tạo từ các cuộn dây làm bằng hợp kim (thường là nikelin, nicrom,…), con quay, tay quay và than.
+20là điện trở lớn nhất của biến trở; 2A là cường độ dòng điện lớn nhất mà biến trở chịu được
3.ĐM nối tiếp:Rtđ = R1 + R2. Trong đó Rtđ chính là điện trở của toàn mạch. R1 và R2 là độ lớn của hai điện trở mắc nối tiếp trong mạch.
ĐM song song:I=I1+I2;U=U1=U2
4. cho biết công suất điện của dụng cụ khi dụng cụ này được sử dụng với đúng hiệu điện thế định mức
CT công suất
P=A/t
Trong đó:
P: công suất (Jun/giây(J/s) hoặc Oát (W))
A: công thực hiện (N.m hoặc J)
t: thời gian thực hiện công (s)
Đơn vị: Oát (W)
5. vì nó có thể thực hiện công và cung cấp nhiệt lượng. Năng lượng của dòng điện gọi là điện năng.
tính tiêu thụ điện năng như sau: công suất tiêu thụ của đoạn mạch được tính bằng giá trị số điện năng tiêu thụ (A) của đoạn mạch trong một đơn vị thời gian (t) hoặc bằng tích hiệu điện thế (V) giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện (I) / chạy qua đoạn mạch đó.Điện năng tiêu thụ của thiết bị điện trong một khoảng thời gian được đo bằng công tơ điện.