2/ – Cơm chín rồi ! Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo: – Con kêu rồi mà người ta không nghe. […] Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc : – Ba ! Không cho ba đi nữa ! Ba ở nhà với con ! Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa. (Nguyễn Quang Sáng – Chiếc lược ngà, Ngữ văn 9, tập 1) a. Chỉ ra các biện pháp tu từ được dùng trong những câu sau và cho biết tác dụng: “Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa.” b. Vì sao bé Thu lại hôn cả vết thẹo dài bên má của ông Sáu khi đã nhận ra ông là cha? c. Diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu trước và sau khi nhận ông Sáu là cha có mâu thuẫn với nhau hay không? Vì sao?

1 câu trả lời

a. Chỉ ra các biện pháp tu từ được dùng trong những câu sau và cho biết tác dụng: “Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa.”

→ Biện pháp tu từ: liệt kê ( hôn tóc,hôn cổ,hôn vai,hôn cả vết thẹo)

b. Vì sao bé Thu lại hôn cả vết thẹo dài bên má của ông Sáu khi đã nhận ra ông là cha?

→Bé Thu được nghe bà ngoại giảng giải, Thu hiểu vết thẹo trên mặt ba là chứng tích tội ác của kẻ thù. Sự nghi ngờ được giải tỏa, nó cảm thấy ân hận, hối tiếc. Tình cảm dành cho cha trào dâng trong phút chia tay. Con bé cuống quýt, hối hận, ăn năn hôn lên cả vết thẹo. Với con bé, tất cả những gì thuộc về ba, nó đều yêu thương tha thiết.(NL: vết thẹo này cũng chính là nút thắt cho cả câu chuyện)

c. Diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu trước và sau khi nhận ông Sáu là cha có mâu thuẫn với nhau hay không? Vì sao?

→Diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu có mâu thuẫn vì:

Trước khi nhận cha:

-Khi gặp ông Sáu, nghe ông xưng cha gọi con, bé Thu hốt hoảng, sợ chạy kêu thét lên cầu cứu

- Trong 3 ngày ông Sáu nghỉ phép ở nhà:

+ Thu xa lánh ông Sáu trong khi ông Sáu luôn tìm cách vỗ về, nhất quyết không chịu gọi tiếng "ba"

+ Má dọa đánh, Thu buộc phải gọi ông Sáu vô ăn cơm nhưng lại gọi trống không Khi gọi ông Sáu vào ăn cơm nó nói trổng "vô ăn cơm! ", "cơm chín rồi! "

+ Sợ nồi cơm nhão không nhờ được ai, bị dồn vào thế bí nó nhăn nhó muốn khóc nhưng tự lấy vá chắt nước cơm chứ không chịu gọi ba

-Những lúc ông muốn gần bé thì bé càng lảng tránh, bé đã cương quyết nhất định không chịu gọi "cha", khi bị dồn vào thế bí thì nói trống không "Vô ăn cơm!", "người ta", "Cơm sôi rồi chắt nước giùm cái" rồi nó tự lấy cái vá múc ra từng vá nước mà không cần sự trợ giúp của ông Sáu

- Khi được ông gắp cho miếng trứng cá thì bé Thu hất ra khỏi bát

⇒ Thái độ: Không chấp nhận ông Sáu là ba.Từ chối sự quan tâm chăm sóc của ông Sáu vì nghĩ rằng ông không phải là cha mình.

Sau khi nhận cha:

+ Sau khi được ngoại giải thích vì sao ba lại có vết “thẹo” như vậy, và cuộc sống của ba giữa chiến trường như thế nào, tâm trạng Thu vô cùng trăn trở “Nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn” và “Nó vừa nhận ra thì ba nó đã đến lúc phải đi rồi”

+ Giây phút cuối cùng được bên cha trước khi chia xa, thái độ và tâm lí của Thu hoàn toàn thay đổi, tình cha con được đẩy lên mức cao trào nhất, tiếng “Không!” dứt khoát của Thu không cho ba đi là thái độ thể hiện rõ ràng nhất.

+Hành động:“hai tay nó siết chặt cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run”…hình ảnh đó làm mọi người xung quanh vô cùng xúc động dâng trào nước mắt

@tsuki

Câu hỏi trong lớp Xem thêm