1.Tinh thần kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta (1858-1873) đc thể hiện như thế nào?

2 câu trả lời

*Biểu hiện:

-Pháp nổ súng đánh Đà Nẵng(1/9/1858)→nhân dân sát cánh cùng quân triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy→bước đầu phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp

-Trong chiến sự Gia Định(1859-1860)→nhân dân chủ động chống trả quyết liệt ngay khi quân Pháp đến Gia Định

-Chiến sự Đông Nam Kì(1861-1862)→nhân dân đấu trnah quyết liệt,điển hình là vụ nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đốt tàu Hi Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông

-Chiến sự Đông Nam Kì sau năm 1862→nhân dân đấu tranh với nhiều hình thức như:khởi nghĩa Trương Định ở Gò Công,dùng văn thơ như Nguyễn Đình Chiểu,.....

-Chiến sự Tây Nam Kì(1867)→đấu tranh vũ trang quyết liệt:Nguyễn Trung Trực,Trương Quyền,.....

@TriLeCongTri

Câu trả lời

- Ngay từ đầu nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp:

+ Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Nhân dân ta kết hợp với quân triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy đã anh dũng chống trả. => làm thất bại âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp.

+ Khi Pháp đánh vào Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông (10-12-1861).

+ Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.

- Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi, liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau:

+ Nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với những tấm gương tiêu biểu như: Trương Quyền, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân,...

+ Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Thông,...

- Từ năm 1867 đến năm 1875, hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống Pháp còn tiếp tục nổ ra ở Nam Kì.

( tóm tắt nếu tháy quá dài :

 + Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm cỏ (12 - 1864).

     + Khởi nghĩa của Trương Định ờ Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.

- Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi. liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau :

     + Nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với những tấm gương tiêu biểu như: Trương Quyền, Nguyễn Trang Trực, Nguyễn Hữu Huân,...

     + Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Thông...,)

//dựa vào sgk trang 116-119 //