1.Thế nào sự nóng chảy, sự đông,đặc?Vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng trong thực tế. 2.Thế nào là sự bay hơi, sự ngưng tụ? Vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng trong thực tế. 3.Nêu sự nở vì nhiệt của các chất. So sánh các chất (giống nhau và khác nhau)?Giải thích hiện tượng trong thực tế.

2 câu trả lời

1.

Sự nóng chảy là sự chuyển thể từ thể rắn->thể lỏng.

Sự đông đặc là sự chuyển thể từ thể lỏng->thể rắn.

Ví dụ như đúc tượng đồng, khi ta cho nung nóng đồng thì đó là sự nóng chảy, sau khi đồng chảy ra thì ta cho vào khuôn, đợi nguội rồi được thành quả thì đó là sự đông đặc.

2.

Sự bay hơi là là hiện tượng chất lỏng biến thành hơi.

Sự ngưng tụ là hiện tượng hơi biến thành chất lỏng.

Ví dụ về sự bay hơi:

+Khi đổ nước ra sân bê tông, nhất là vào lúc nắng, chỉ sau một lúc chỗ đổ nước đã khô.

+Khi ta phơi quần áo, sau một thời gian quần áo đã khô.

Ví dụ về sự ngưng tụ:

+Vào ban đêm, hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ thành những giọt sương.

+Khi ta hà hơi vào mặt gương, ta thấy được hơi trên mặt gương.

3.

+Sự nở vì nhiệt của chất rắn khác nhau thì khác nhau.

+Sự nở vì nhiệt của chất lỏng khác nhau thì khác nhau.

+Sự nở vì nhiệt của chất khí khác nhau thì giống nhau.

So sánh:

+Sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng khác nhau thì khác nhau.

+Sự nở vì nhiệt của chất khí khác nhau thì giống nhau.

Ví dụ:

+Sự nở vì nhiệt của chất rắn: Khi trời nóng, thanh ray sẽ nở nhiệt và dài ra.

+Sự nở vì nhiệt của chất lỏng: Khi nước ngọt đóng chai thật đầy thì khi gặp nhiệt độ ngoài trời, nước sẽ tăng thể tích, nở ra gây bật nút chai.

+Sự nở vì nhiệt của chất khí: Khi ta cho quả bóng bàn bị xẹp vào nước nóng, khí trong quả bóng nở ra làm cho quả bóng căng phồng lên.

Chú ý: Quả bóng bàn không được thủng thêm 1 lỗ nào khác trừ lỗ dùng để nhúng nước làm cho không khí trong đó tăng lên.

Học tốt^~^

Câu 1:

Sự chuyển thể từ thể rắn->thể lỏng gọi là sự nóng chảy.

Sự chuyển thể từ thể lỏng->thể rắn gọi là sự đông đặc.

VD:

Sự nóng chảy: Khi ta nấu cháo, gạo sẽ từ chất rắn thành chất lỏng.

Sự đông đặc: Khi chúng ta làm kem, kem sẽ từ chất lỏng thành chất rắn.

Câu 2:

Hiện tượng chất lỏng biến thành hơi gọi là sự bay hơi.

Hiện tượng hơi biến thành chất lỏng gọi là sự ngưng tụ.

VD:

Sự bay hơi: Sau khi lau nhà xong, ta sẽ bật quạt để cho sàn nhà nhanh khô hơn.

Sự ngưng tụ: Hơi nước trong các đám mây ngưng tự lại tạo thành mưa.

3.

+Sự nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau thì khác nhau.

+Sự nở vì nhiệt của các chất khí khác nhau thì giống nhau.

+Sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau thì khác nhau.

-So sánh các chất:

Sự nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau thì khác nhau, chất rắn cũng như vậy. Còn sự nở vì nhiệt của các chất khí khác nhau thì giống nhau.

VD:

+Chất rắn: Khi ta nung nóng một băng phiến, băng phiên sẽ nóng lên và cong về phía thanh thép.

+Chất lỏng: Khi ta đo nhiệt kế, thủy ngân sẽ tăng lên theo nhiệt độ đo được,

+Chất khí: Khi trời nắng, nếu ta bơm căng lốp xe và để ngoài thì lốp sẽ bị nổ vì thể tích không khí tăng lên.

Học tốt^~^