1.Tại sao xã hội có giai cấp và nhà nước lại phát triển sớm ở lưu vực các con sông lớn thuộc châu Á và châu Phi? Tại sao gọi chế độ nhà nước phương Đông là chế độ chuyên chế cổ đại? 2. Thể chế dân chủ cổ đại biểu hiện ở chỗ nào? 3. Hãy cho biết những thành tựu văn hóa lớn của các quốc gia cổ đại phương Đông. 4. Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô - ma đã phát triển như thế nào? Tại sao nói các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học? 5. So sánh các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây  6. So sánh văn hóa phương Đông cổ đại với văn hóa phương Tây cổ đại 7.  Chế độ phong kiến Trung Quốc được hình thành như thế nào? 6.Sự thịnh trị của chế độ phong kiến thời Đường được biểu hiện như thế nào? 7,Đến đầu thế kỉ XVI, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở Trung Quốc. 8 , Hãy nêu và phân tích những thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến?

2 câu trả lời

1.

Xã hội có giai cấp và nhà nước phát triển sớm ở lưu vực các con sông lớn thuộc châu Á và châu Phi, vì:

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho đời sống con người: những đồng bằng ven sông rộng, đất đai phì nhiêu và mềm xốp, dễ canh tác, lượng mưa đều đặn phân bố theo mùa, khí hậu ấm nóng (trừ Trung Quốc) thích hợp cho sản xuất nông nghiệp và đời sống.

- Cư dân ở đây biết sử dụng công cụ bằng kim loại (đồng thau) từ rất sớm.

- Công việc trị thủy khiến mọi người liên kết, gắn bó trong tổ chức công xã. Nhờ đó nhà nước sớm hình thành.

Gọi chế độ nhà nước phương Đông là chế độ chuyên chế cổ đại vì:

Ở các quốc gia cổ đại phương Đông, do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, nười ta phải liên kết với nhau để khai phá đất đai và làm thủy lợi. Một số công xã tập hợp lại thành tiểu quốc, đứng đầu tiểu quốc gọi là Vua. Mọi quyền hành tập trung trong tay nhà vua, tạo nên chế độ quân chủ chuyên chế.

2. Thể chế dân chủ cổ đại được biểu hiện ở những điểm sau:

- Hơn 30.000 công dân họp thành Đại hội công dân, bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc nhà nước.

- Người ta không chấp nhận có vua. Có 50 phường, mỗi phường cử 10 người, làm thành một Hội đồng 500, có vai trò như “quốc hội”, thay mặt dân quyết định công việc trong nhiệm kì 1 năm.

- Bầu 10 viên chức điều hành công việc (như kiểu một chính phủ) và cũng có nhiệm kì 1 năm. Viên chức có thể tái cử nếu được bầu.

- Hằng năm, mọi công dân họp một lần ở quảng trường, nơi ai cũng được phát biểu và biểu quyết những việc lớn của quốc gia

3.

Những thành tựu văn hóa lớn của các quốc gia cổ đại phương Đông:

* Lịch pháp và Thiên văn học

- Sáng tạo ra lịch. Một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng.

- Biết tính chu kì thời gian bằng năm, tháng, tuần, ngày và mùa gồm mùa mưa, mùa khô, mùa gieo trồng đất bãi.

- Biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời và tính được mỗi ngày có 24 giờ.

* Chữ viết

- Ban đầu là chữ tượng hình, sau đó là chữ tượng ý. 

- Nguyên liệu được dùng để viết: vỏ cây papirút (Ai Cập), những tấm đất sét (Lưỡng Hà); thẻ tre, mai rùa, lụa (Trung Quốc)

* Toán học

- Người Ai Cập cổ đại rất giỏi hình học. 

- Người Lưỡng Hà giỏi về số học. 

- Người Ấn Độ sáng tạo ra 10 chữ số từ 0-10

* Kiến trúc

- Nghệ thuật kiến trúc phát triển rất phong phú.

- Như Kim tự tháp ở Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà,...

 4. 

* Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma đã phát triển cao, biểu hiện:

- Lịch, thiên văn học: Người Hi Lạp tính được một năm có 365 ngày và 1/4 ngày nên họ định một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày.

- Chữ viết:

+ Phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C,... lúc đầu có 20 chữ, sau thêm 6 chữ trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay.

+ Có hệ thống chữ số gọi là “số La Mã”.

- Sự ra đời của khoa học: Những hiểu biết khoa học đã có từ thời cổ đại phương Đông, nhưng phải đến thời cổ đại Hi Lạp và Rô-ma những hiểu biết đó mới thực sự trở thành khoa học. Đặc biệt trong lĩnh vực Toán học.

- Văn học: Xuất hiện những nhà văn có tên tuổi mà những tác phẩm của họ để lại còn nguyên giá trị đến ngày nay. Chủ yếu là kịch với các nhà viết kịch nổi tiếng Ê-sin, Sô-phốc,...

- Nghệ thuật: Nghệ thuật tạc tượng thần và xây dựng đền thờ thần đạt đến đỉnh cao như tượng thần vệ nữ Mi-lô, lực sĩ ném đĩa, đền thờ Pac-tê-nông,...

* Nói các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học, vì:

- Độ chính xác của khoa học đặc biệt là Toán học không chỉ ghi chép và giải các bài toán riêng biệt mà thể hiện trình độ khái quát thành định lí, tiên đề, lí thuyết có giá trị khái quát hóa cao.

- Có các nhà khoa học tên tuổi đặt nền móng cho các ngành khoa học sau này như: tiên đề Ơ-cơ-lit, định lý Pi-ta-go, định lý Ta-let,...

- Những vấn đề mà thời đại này nghiên cứu vẫn còn có giá trị sử dụng đến ngày nay.

5.

*PHƯƠNG ĐÔNG

- Ở các quốc gia cổ đại phương Đông, do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, người ta phải liên kết với nhau để khai phá đất đai làm thủy lợi. Một số công xã hợp với nhau lại hình thành tiểu quốc, đứng đầu gọi là vua. Mọi quyền hành tập trung vào tay vua tạo nên chế độ quân chủ chuyên chế.

- Ở phương Đông vua là người tối cao nắm cả vương quyền và thần quyền. Ở Ai cấp vua được gọi là Pha-ra-ôn, ở Lưỡng Hà là En-xi, ở Trung Quốc là Thiên tử

- Giúp việc cho vua là bộ máy quan liêu thừa hành như quan lại, quý tộc, tăng lữ.

a) Sự phân hóa của xã hội cổ đại phương Đông

- Giai cấp thống trị:

     + Vua nắm mọi quyền hành

     + Quý tộc gồm các quan lại, thủ lĩnh quân sự, những người phụ trách lễ nghi tôn giáo. Tầng lớp này sống sung sướng dựa vào sự bóc lột nông dân.

- Giai cấp bị trị:

     + Nông dân công xã : Là thành phần sản xuất chính trong xã hội. Họ nhận ruộng đất của công xã để canh tác, song phải nộp một phần sản phẩm thu hoạch được và làm không công cho quý tộc.

     + Nô lệ: tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Họ chuyên làm việc nặng nhặc hầu hạ quý tộc.

b) Giải thích

Do nền kinh tế của các nước phương Đông chủ yếu là kinh tế nông nghiệp nên xã hội phương Đông phân hóa trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp.

*PHƯƠNG TÂY

a) Cư dân cổ đại Hy Lạp và Rô-ma đã xây dựng được một nền văn hóa cổ đại phát triển cao với những giá trị sau:

- Lịch và thiên văn học: Cư dân Địa Trung Hải đã tính được một năm có 365 ngày và 1/4 ngày nên họ định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày riêng tháng 2 có 28 ngày.

- Chữ viết: Phát minh ra hệ thống chữ a,b,c,... lúc đầu có 20 chữ sau được bổ sung thêm 6 chữ nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh.

- Sự ra đời của khoa học: Chủ yếu trên các lĩnh vực toàn, lý, sử, địa. Trong lĩnh vực Toán học đã biết khái quát thành các định lý định đề . Khoa học đến Hy Lạp và Rô-ma thực sự trở thành khoa học.

- Văn học: chủ yếu là kịch với các nhà viết kịch nổi tiếng Ê-sin, Sô-phốc,...

- Nghệ thuật: Nghệ thuật tạc tượng thần và xây dựng đền thơ thần đạt đến đỉnh cao như tượng thần vệ nữ Mi-lô, lực sĩ ném đá, đền thờ Pac-tê-nông,...

b) Hiểu biết khoa học đến Hy Lap và Rô-ma mới thực sự thành khoa học: Độ chính xác của khoa học đặc biệt là toán học không chỉ ghi chép và giải các bài riêng biệt mà thể hiện trình độ khái quát thành định lí, tiên đề, lí thuyết được thực hiện bởi các nhà khoa học tên tuổi đặt nền móng cho các ngành khoa học sau này. Ví dụ: tiên đề Ơ-cơ-lit, định lý Pi-ta-go, định lý Ta-let,...Những vấn đề mà trước đấy nghiên cứu vẫn còn có giá trị sử dụng đến ngày nay.

Thể chế dân chủ cổ đại mang tính chất dân chủ rộng rãi. Tuy nhiên đây là một thế chế chính trị dựa trên sự bóc lột nô lệ, Những người lao động chủ yếu trong xã hội Địa Trung Hải là nô lệ thì không có quyền công dân. Đối với đông đảo quân chúng nô lệ và kiểu dân thì đó cũng là nền chuyên chính của giai cấp chủ nô

Nghệ thuật tạc tượng thần và xây dựng đền thờ thần đạt đến đỉnh cao như tượng thần vệ nữ Mi-lô, lực sĩ ném đá, đền Pac-tê-nông,....

 Hơn 3 vạn công nhân hợp thành đại hội công dân, bầu và cử ra cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc của nhà nước.

- Người ta khong chấp nhận có vua. Có 50 phường, mỗi phường cử 10 người làm thành Hội đồng 500 có vai trò như “quốc hội” thay mặt dân quyết định mọi việc. Hằng năm mọi công dân đều họp một lần ở quảng trường có quyền phát biểu và biểu quyết các vấn đề lớn của cả nước.

- Thế chế dân chủ cổ địa phát triển nhất ở Aten.

Ở Địa Trung Hải, mỗi vùng, mỗi mỏm bán đảo là một giang sơn của bộ lạc. Khi xã hội có giai cấp hình thành thì đây cũng là một nước. Nước nhỏ, nghề buôn bán phát triển nên cư dân sống tập trung chủ yếu ở thành thị được gọi là các thị quốc.

Công cụ bằng sắt ra đời có ý nghĩa rất lớn đối với khu vực Địa Trung Hải: khai phá đất đai làm diện tích canh tác tăng, việc trồng trọt có kết quả cao hơn, sản xuất thủ công và kinh tế hàng hóa tiền tệ phát triển.

6. 

Tiêu chíVăn hóa cổ đại phương ĐôngVăn hóa cổ đại phương tâyLịch và thiên văn học

 – Do nhu cầu nông nghiệp của con người mà lịch pháp và thiên văn học ở nơi đây được ra đời từ rất sớm.

 – Họ đã biết đến sự chuyển động của mặt trời, mặt trăng.

 – Lịch do người phương Đông tạo ra còn có tên gọi là nông lịch. Có 365 ngày trong một năm và được phân chia làm 12 tháng. 

 – Biết được chu kỳ thời gian và mùa. Đơn vị thời gian của họ là ngày, tuần, tháng, năm. Đồng thời họ cũng chia năm thành các mùa là mùa mưa (hay mùa nước lên), mùa khô (hay mùa nước xuống) và mùa gieo trồng đất bãi.

 – Họ đo được thời gian bằng ánh sáng của mặt trời và từ đó họ tính được 1 ngày có 24h. 

 – Cư dân cổ đại phương Tây đã tính được ra một năm có 365 ngày và ¼ ngày. Họ đã định ra 1 tháng lần lượt có 30 và 31 ngày và riêng tháng 2 của năm có 28 ngày. 

 – Người Hy lạp đã hiểu chính xác hơn về trái đất và hệ mặt trời. 

Chữ viết

 – Do nhu cầu ghi chép và lưu trữ thông tin nên chữ viết đã được ra đời. Sự ra đời của chữ viết chính là phát minh lớn nhất của loài người. 

 – Chữ viết đã xuất hiện ở Lưỡng Hà và Ai Cập vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN.

 – Khi mới bắt đầu là chữ tượng hình (chính là việc vẽ ra những điều mà họ muốn truyền đạt). Về sau con người sáng tạo thêm chữ ký hiệu biểu thị khái niệm trừu tượng. 

 – Thời gian trôi qua con người bắt đầu cách điện hóa chữ viết tượng hình thành các nét và thực hiện ghép các nét theo quy ước để có thể phản ánh ý nghĩ của con người một cách phong phú hơn gọi được gọi là chữ tượng ý.

 – Người Rôma, Hy Lạp đã sáng tạo ra chữ viết cổ từ rất sớm. Tuy nhiên chữ của họ lúc đó có quá nhiều hình, nét và kí hiệu nên khả năng trở nên phổ biến bị hạn chế.

 – Họ đã sáng tạo ra hệ thống chữ cái A, B, C… Khi mới được tạo ra bảng chữ cái của họ chỉ có 20 chữ cái, về sau có thêm 6 chữ cái nữa và trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay. 

 – Hệ chữ số La Mã ngày nay chúng ta thường sử dụng để đánh số các đề mục lớn cũng được ra đời trong thời kỳ này.

Khoa học

 – Toán học được ra đời rất sớm ở phương Đông do nhu cầu cần tính toán lại diện tích ruộng đất sau khi bị ngập nước và tính toán trong xây dựng

 – Khi mới bắt đầu người phương Đông viết các chữ số từ 1 đến 10 bằng những ký hiệu đơn giản. 

 – Người Ai Cập cổ đại đã tính ra số pi-3,16; biết được cách tính diện tích của hình tam giác, hình tròn; thể tích của hình cầu… 

 – Người Lưỡng Hà đã biết làm các phép toán cộng, trừ, nhân, chia… phát minh ra chữ số 0

Thời cổ đại của Hy Lạp – Rô ma những hiểu biết khoa học của con người mới thực sự trở thành học. Những định lý toán học, vật lý được ra đời. Những nhà khoa học nổi tiếng của các nước cổ đại phương Tây có thể kể đến trong các lĩnh vực khác nhau có thể kể đến như:

 – Toán học có: Ta-lét,  Ơ-clít, Pi-ta-go… 

 – Vật lý có: Ác-si-mét

 – Sử học có: Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít, Ta-xít… họ đã đưa lịch sử vượt qua thời kỳ ghi chép tản mạn, họ đã tập hợp, phân tích và trình bày các dữ kiện lịch sử theo hệ thống. 

Nghệ thuậtNghệ thuật kiến trúc của phương Đông thời kỳ cổ đại phát triển rất phong phú. Tiêu biểu là thành Babylon của Lưỡng Hà, Kim tự tháp của Ai cập…Những công trình kiến trúc cách đây nghìn năm còn lưu lại đến ngày nay đã chứng minh sự tài năng và sự sáng tạo của con người cổ đại phương Đông.*Về kiến trúc:

 – Người Hy Lạp cổ đại đã để lại cho nhân loại rất nhiều tượng và đền đài tuyệt mỹ như: Người lực sĩ ném đĩa, thần vệ nữ Mi-lô, nữ thần Athena đội mũ chiến binh…

 – Người Rô-ma cũng có nhiều công trình kiến trúc đáng chú ý như đền đài, đấu trường, máng dẫn nước… Những công trình kiến trúc của Roma đồ sộ và thiết thực nhưng lại kém phần tinh tế, tươi tắn và gần gũi như những công trình của Hy Lạp.

*Về văn học: 

 – Hy Lạp nổi bật với  những bản hùng ca nổi tiếng của Hô me là Iliad, Ôđixê. Bên cạnh đó thời kỳ này cũng xuất hiện 1 số nhà văn có tên tuổi như Etxi, Sô phốc, Bripít.

 – Nhà văn thời kỳ này chủ yếu những biên kịch, các tác phẩm văn học đa số là kịch bản. Có thể nói kịch bản chính là hình thức nghệ thuật phổ biến nhất. 

 – Người Rô-ma đã tự nhận kế thừa văn học – nghệ thuật của người Hy Lạp. 

7.

Chế độ phong kiến Trung Quốc được hình thành dưới thời Tần. Biểu hiện trên các mặt:

* Về chính trị:

- Từ thời cổ đại, trên lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang có nhiều quốc gia nhỏ của người Trung Quốc.

- Giữa các nước này thường xuyên xảy ra các cuộc chiến tranh xâu xé thôn tính lẫn nhau, làm thành cục diện Xuân Thu - Chiến Quốc.

- Đầu thế kỉ IV TCN, Tần trở thành nước có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh hơn cả.

- Năm 221 TCN, Tần thống nhất Trung Quốc.

* Về kinh tế: Công cụ bằng sắt được sử dụng làm cho nông nghiệp và thủ công nghiệp có điều kiện phát triển mạnh. Xuất hiện của cải dư thừa.

* Về xã hội:

- Với những biến đổi về kinh tế, chính trị, xã hội Trung Quốc dưới thời Tần cũng biến đổi. Các giai cấp mới được hình thành:

+ Quan lại là người có nhiều ruộng đất tư trở thành địa chủ.

+ Nông dân cũng bị phân hóa: Một bộ phận giàu có trở thành địa chủ. Nông dân giữ được một số ruộng đất gọi là nông dân tự canh. Số còn lại là nông dân công xã rất nghèo, nhận ruộng đất để cày cấy gọi là nông dân lĩnh canh.

- Nông dân nhận ruộng đất của địa chủ để cày cấy và nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là tô ruộng đất. Quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ đã thay thế cho quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã.

=> Chế độ phong kiến được xác lập.

6. 

Sự thịnh trị của chế độ phong kiến thời Đường được biểu hiện trên tất cả các mặt:

* Kinh tế: phát triển tương đối toàn diện.

- Nông nghiệp:

+ Giảm tô thuế, bớt sưu dịch.

+ Thực hiện chế độ quân điền: lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.

+ Áp dụng những kĩ thuật canh tác vào sản xuất như chọn giống, xác định thời vụ,… làm cho năng suất tăng.

- Thủ công nghiệp: Các nghề dệt, in, gốm sứ phát triển. Hình thành các xưởng thủ công luyện sắt, đóng thuyền có hàng chục người làm việc.

- Thương nghiệp: Phát triển thịnh đạt, giao lưu buôn bán được mở rộng, hình thành “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển.

* Chính trị:

- Hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương nâng cao quyền lực của Hoàng đế.

* Văn hoá: Thơ Đường phản ánh phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội bấy giờ và đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Tên tuổi nhiều nhà thơ như Lý Bạch, Đỗ Phù, Bạch Cư Dị,… còn đến ngày nay.

* Đối ngoại: với tiềm lực về kinh tế và quân sự: nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng.

7. 

Đến đầu thế kỉ XVI, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở Trung Quốc.

- Thủ công nghiệp:

+ Một số nghề đã có những xưởng thủ công tương đổi lớn: Ở Giang Tây có những trung tâm làm đồ gốm lớn như Cảnh Đức có tới 3000 lò sứ.

+ Có lao động làm thuê, quan hệ giữa chủ và người làm thuê là chủ xuất vốn, thợ xuất sức: Có những chủ xưởng dệt nắm trong tay hàng vạn lạng bạc tiền vốn, hàng chục khung cửi và hàng chục thợ. Những người thợ này làm thuê để lấy tiền công.

- Nông nghiệp: có hình thức bỏ vốn liếng và thu sản phẩm gọi là hình thức bao mua, mùa xuân họ xuất vốn cho nông dân trồng mía, mùa đông thu lại bằng đường.

- Thương nghiệp: Các thành thị ở thời Minh mọc lên nhiều và rất phồn thịnh. Bắc Kinh, Nam Kinh không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là trung tâm kinh tế lớn.

8. 

Những thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến:

* Về tư tưởng:

- Nho giáo: Giữ vai trò quan trọng, trở thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến, trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến.

- Phật giáo: Thịnh hành nhất là vào thời Đường.

* Lịch sử: người đặt nền móng là Tư Mã Thiên. Bộ Sử kí do ông soạn thảo là một tác phẩn nổi tiếng, có giá trị cao về mặt tư liệu và tư tưởng. Đến thời Đường, cơ quan biên soạn lịch sử của nhà nước (Sử quán) được thành lập.

* Văn học:

- Có nhiều thể loại như: Thơ, tiểu thuyết,…

- Với nhiều tên tuổi, tác phẩm nổi tiếng như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,... Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần,…

* Các lĩnh vực Toán học, Thiên văn học, Y dược,… cũng đạt nhiều thành tựu:

- Cửu chương toán thuật nêu các phương pháp tính diện tích và khối lượng khác nhau.

- Phát minh ra nông lịch, chia 1 năm thành 24 tiết để nông dân có thể dựa vào đó mà biết thời vụ sản xuất. Trương Hành còn làm được một dụng cụ để đo động đất gọi là địa động nghi,...

- Có nhiều thầy thuốc giỏi. Nổi tiếng nhất là Hoa Đà (thời Hán), người đầu tiên của Trung Quốc đã biết dùng phẫu thuật để chữa bệnh. Tác phẩm Bản thảo cương mục của lý Thời Trân là một quyển sách thuốc rất có giá trị.

* Về kĩ thuật: Có 4 phát minh quan trọng: giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng. Đó là những cống hiến rất lớn của nhân dân Trung Quốc với nền văn minh thế giới.

* Về nghệ thuật, kiến trúc: Có nhiều công trình đặc sắc: Vạn lí trường thành, những cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động,... còn được lưu giữ đến ngày nay.



- Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho đời sống con người: những đồng bằng ven sông rộng, đất đai phì nhiêu và mềm xốp, dễ canh tác, lượng mưa đều đặn phân bố theo mùa, khí hậu ấm nóng (trừ Trung Quốc) thích hợp cho sản xuất nông nghiệp và đời sống.

- Cư dân ở đây biết sử dụng công cụ bằng kim loại (đồng thau) từ rất sớm.

- Công việc trị thủy khiến mọi người liên kết, gắn bó trong tổ chức công xã. Nhờ đó nhà nước sớm hình thành.

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm