1.nêu khái niệm về đuối nc . 1 số nguyên nhân gây nên tình trạng đuối nc 2.nêu 1 số cách phòng tránh để giảm nguy cơ bị đuối nc 3.việc bt bơi cs quan trọng ko.nếu có thì nó đc thể hiện ntn trong đời sống

2 câu trả lời

Đáp án:

1

-Theo định nghĩa của WHO, đuối nước là hiện tượng khí quản của người lớn hay trẻ nhỏ bị một chất lỏng (thường là nước) xâm nhập vào dẫn tới khó thở. ... Hậu quả của ngạt thở lâu có thể là tử vong (chết đuối) hoặc không tử vong, nhưng gây tổn hại nghiêm trọng cho hệ thần kinh.

-Nguyên nhân đuối nước hay xảy ra đối với trẻ lớn tuổi do bản tính hiếu động, tò mò; đối với trẻ nhỏ do tính thích nghịch nước hoặc do sự bất cẩn của gia đình. Cho dù trẻ em không biết bơi lội hay biết bơi lội nhưng do sự chủ quan nên cũng không lường trước hết được sự nguy hiểm của tai nạn.

2

Các biện pháp phòng tránh tai nạn đuối nước

  1. Trang bị kỹ năng bơi lội. ...
  2. Cảnh báo về nguy cơ khi tắm suối, sông, hồ ...
  3. Chấp hành quy định khi tham gia giao thông đường thủy. ...
  4. Mặc áo phao và tắm gần bờ ...
  5. Đậy kín bể chứa nước. ...
  6. Vùng lũ lụt cần sơ tán theo hướng dẫn của chính quyền. ...
  7. Trang bị kỹ năng cứu người đuối nước.

3

-Việc biết bơi rất quan trọng

- lội thường xuyên có thể giúp cải thiện lưu thông máu, cung cấp oxy cho các bộ phận cơ thể và duy trì cân nặng ở mức khỏe mạnh.

-Một lợi ích của bơi lội mà bạn không thể bỏ qua chính là giúp duy trì ổn định lượng đường trong máu, điều hòa huyết áp và tăng lượng cholesterol tốt.

-phòng tránh tối thiểu nguy cơ bị đuối nước

Giải thích các bước giải:

 

1 . Đuối nước là tình trạng bị ngạt khí khi ở trong môi trường lỏng. Khi đuối nước xảy ra, dòng nước tràn vào đường hô hấp khiến cơ quan hô hấp bị tắc nghẽn, nạn nhân không thở được dẫn đến tình trạng thiếu oxy của các cơ quan, đặc biệt là các cơ quan sống còn. Thiếu oxy trong một thời gian ngắn sau, chức năng sống của cơ thể sẽ dừng hoạt động, ngừng tim, các cơ quan tổn thương không hồi phục dẫn đến tử vong.

- Nguyên nhân:

+nguyên nhân đuối nước hay xảy ra đối với trẻ lớn tuổi do bản tính hiếu động, tò mò; đối với trẻ nhỏ do tính thích nghịch nước hoặc do sự bất cẩn của gia đình. Cho dù trẻ em không biết bơi lội hay biết bơi lội nhưng do sự chủ quan nên cũng không lường trước hết được sự nguy hiểm của tai nạn.

+ Ngoài ra, môi trường sống xung quanh cũng luôn luôn có những yếu tố nguy cơ rình rập gây nên tai nạn đuối nước cho trẻ em như chậu nước, chum vại, bể nước, giếng nước... không có nắp đậy an toàn; sông, hồ, suối, ao nước... không được rào chắn và có biển báo nguy hiểm. Hơn nữa, tình trạng xây dựng các công trình, đào bới khai thác cát, đất đá tràn lan, sự vô ý thức của con người... đã để lại các hố ao sâu gây nguy hiểm như hố vôi tôi, hố lấy đất làm gạch ngói, hố lấy cát, hố lấy nước tưới hoa màu… không có hàng rào cũng là những nơi dễ gây nên tai nạn đuối nước.

2. Phòng tránh tai nạn đuối nước:

  - Tránh xa những nơi sông nước nguy hiểm như: Không nên rủ nhau đi tắm ao, hồ, sông suối … trong khi không biết bơi. Không nên đi lại, chơi gần những nơi như: ao, hồ, sông suối hoặc bể nước, cống rãnh, miệng giếng… không có nắp đậy. Các hố ao sâu gây nguy hiểm cho trẻ em như hố vôi tôi, hố lấy đất làm gạch ngói, hố lấy cát, hố lấy nước tưới hoa màu… cần phải tránh xa.

  - Trẻ em tắm biển, tắm sông nên mặc áo phao và phải có cha mẹ, người lớn trông coi.

3. Biết bới rất quan trọng.  trong một hoàn cảnh nào đó, bị ngã xuống nước – dù chỉ là một cái ao, nếu không biết bơi thì sẽ rất nguy hiểm. Vì thế, bơi là một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống, và cần thiết phải biết bơi 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm