1.Hòa tan 9,2g một kim loại trong nước, thu được 4,48 lít h2 ( đktc) tên kim loại là? 2.Hòa tan 11,7g một kim loại trog dung dịch HCL, thu 3,36lit h2 (đktc) tên kim loại là? 3.Một nguyên tố có hóa trị đối với hiđrô và hóa trị cao nhất đối oxi bằng nhau. Trong oxit cao nhất của nguyen tố ấy, oxi chiếm 53,3% . Hãy gọi tên nguyên tố? 4.Khi cho 1,00gam một kim loại nhóm llA tác dụng hết với nước dư, thu được 0,56lit khí (đktc). Tên kim loại đó là ( cho mg=24, be=9, ba=137, ca=40) 5.Cho 7,8gam kim loại M có hóa trị hai tác dụng với dd HCL dư, thu 2,688lit khí (đktc). Kim loại M là? Hơi nhiều nhưng mà giúp e với

2 câu trả lời

1)

Gọi kim loại là \(R\) hoá trị \(n\)

Phương trình hóa học:

\(2{\text{R}} + 2n{H_2}O\xrightarrow{{}}2{\text{R}}{(OH)_n} + n{H_2}\)

 Ta có:

\({n_{{H_2}}} = \dfrac{{4,48}}{{22,4}} = 0,2{\text{ mol}} \\\to {{\text{n}}_R} = \dfrac{{2{n_{{H_2}}}}}{n} = \dfrac{{0,4}}{n}\)

\( \to {M_R} = \dfrac{{9,2}}{{\dfrac{{0,4}}{n}}} = 23n\)

Thoả mãn \(n=1 \to M_R=23 \to R:Na\) 

2)

Gọi kim loại là \(R\) hoá trị \(n\)

\(2{\text{R + 2nHCl}}\xrightarrow{{}}2{\text{R}}C{l_n} + n{H_2}\)

Ta có:

\({n_{{H_2}}} = \dfrac{{3,36}}{{22,4}} = 0,15{\text{ mol}} \\\to {{\text{n}}_R} = \dfrac{{2{n_{{H_2}}}}}{n} = \dfrac{{0,3}}{n}\)

\( \to {M_R} = \dfrac{{11,7}}{{\frac{{0,3}}{n}}} = 39n\)

Thoả mãn \(n=1 \to M_R=39 \to R:K\)

3)

Nguyên tố \(X\) có hoá trị với \(H\) và \(O\) bằng nhau nên có hoá trị IV.

Vậy oxit là \(XO_2\)

Ta có:

\({M_{X{O_2}}} = {M_X} + 2{M_O} = {M_X} + 16.2 = {M_X} + 32\)

\( \to \% {m_O} = \dfrac{{16.2}}{{{M_X} + 32}} = 53,3\%  \to {M_X} = 28\)

\( \to X:Si\) (silic)

4)

Gọi kim loại là \(R\)

Phản ứng:

\(R + 2{H_2}O\xrightarrow{{}}R{(OH)_2} + {H_2}\)

\({n_{{H_2}}} = \dfrac{{0,56}}{{22,4}} = 0,025{\text{ mol = }}{{\text{n}}_R}\)

\( \to {M_R} = \dfrac{1}{{0,025}} = 40 \to R:Ca\) (canxi)

5)

Phản ứng xảy ra:

\(M + 2HCl\xrightarrow{{}}MC{l_2} + {H_2}\)

Ta có:

\({n_{{H_2}}} = \dfrac{{2,688}}{{22,4}} = 0,12{\text{ mol = }}{{\text{n}}_M}\)

\( \to {M_M} = \dfrac{{7,8}}{{0,12}} = 9 \to M:Be\)

Đáp án:

Giải thích các bước giải:

1/

Gọi R là tên kim loại

n là hóa trị của kim loại R

nH2=4,48/22,4=0,2mol

2R + 2nH2O → 2R(OH)n + nH2

0,4/n ← ← 0,2

⇒MR=9,2/(0,4/n)=23n

Biện luận

· Khi n=1 ⇒MR=23 ( nhận)

· Khi n=2 ⇒MR=46 (loại)

· Khi n-3 ⇒ MR=69 (loại)

Vậy R là Natri

2/ Tương tự câu 1

3/

Do hóa trị đối với hidro và oxi bằng nhau nên hóa trị của nguyên tố là 4

CT oxit cao nhất là RO2

%O/RO2=(16.2/MR+16.2).100=53,3

⇒MR=28

Vậy nguyên tố là Silic

4/

Gọi R là tên kl

nH2=0,56/22,4=0,025mol

R +2H2O → R(OH)2 + H2

0,025 ← 0,025

⇒ MR=1/0,025=40

Vậy R là Canxi

5/

nH2=2,688/22,4=0,12mol

M + 2HCl → MCl2 + H2

0,12 ← 0,12

⇒M=7,8/0,12=65

Vậy M là kẽm (Zn)