1.Hệ tiêu hóa người được chia thành những phần nào? 2. Tại sao nhịp tim trẻ em thường cao hơn người lớn 3. Trong tự nhiên, dạng đột biến gen nào phổ biến nhất? Vì sao?
2 câu trả lời
*Hệ tiêu hóa ở người bao gồm:
- Ống tiêu hóa: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng, ống hậu môn và hậu môn.
- Cơ quan phụ trợ tiêu hóa: răng, môi, má, lưỡi, tuyến nước bọt, tụy, gan và túi mật.
Vai trò của hệ tiêu hóa:
Hệ tiêu hóa là một trong những bộ phận quan trọng bậc nhất của cơ thể. Và tiêu hóa là chức năng tối quan trọng. Nó giúp cung cấp dinh dưỡng đi nuôi cơ thể từ khi sinh ra, trưởng thành và đặc biệt quan trọng trong những năm đầu đời
*tim trẻ em có tần số cao hơn tim người lớn vì:
s/v của trẻ em lớn => khả năng trao đổi chất mạnh hơn=> tim đập nhanh hơn để cung cấp đủ oxy cho tb hoạt động và tđc
*trong tự nhiên đột biến thay thế phổ biến nhất vì:
-dễ dàng xảy ra
-ít làm thay đổi cấu trúc gen=> được chọn lọc tự nhiên giữ lại
-thực tế nó được tìm thấy nhiều nhất
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
1.Hệ tiêu hóa ở người bao gồm đường Tiêu hóa cộng với cơ quan phụ trợ tiêu hóa (lưỡi, tuyến nước bọt, tụy, gan và túi mật).
3. Phổ biến nhất là dạng thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nu khác. Vì:
- Cơ chế phát sinh đột biến tự phát, kể cả khi không có tác nhân đột biến.
- Đột biến thay thế nuclêôtit đa số là đột biến trung tính ít gây hậu quả nghiêm trọng do chỉ ảnh hưởng đến một bộ ba duy nhất trong gen.
2.
Tim là cơ quan động lực của cơ thể hoạt động của tim mà máu được đưa đến các cơ quan trong cơ thể. Nó có quá trình trưởng thành từng bước. Trong thời kỳ đầu, tim của chúng ta còn chưa phát triển thành thục. Bộ phận cấu thành là các sợi cơ còn tương đối mềm, yếu. Lực của tim rất nhỏ. Lượng máu mỗi lần tim đập đấy ra ít hơn so với người lớn. Nếu muốn đáp ứng được nhu cầu của các bộ phận trong cơ thể, thì yêu cầu nó phải cần cù hơn, gia tăng số lần đập. Nó cũng giống như khi một đứa trẻ đi trên đường cùng người lớn. Bước đi của trẻ ngắn, người lớn bước dài. Đứa trẻ nếu muốn kịp người lớn thì cần phải bước nhanh hơn. Thậm chí, người lớn bước một bước thì đứa trẻ phải bước hai bước. Có thể bạn nghĩ rằng, cơ thể trẻ em còn nhỏ thì lượng máu cơ thể cần cũng sẽ ít. Như vậy, tim cũng không cần thiết phải vất vả như thế. Thực ra, điều này không đúng. Đứa trẻ đang vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ, lượng dinh dưỡng và dưỡng khí mà nó cần cao hơn nhiều so với người lớn. Nhưng chất dinh dưỡng này đều do máu đem tới. Vì thế, tim phải đập nhanh mới có thể bảo đảm cho đứa trẻ phát triển bình thường.
Tim đập nhanh cũng có một giới hạn nhất định. Nếu như tim đập quá nhanh, cơ tim không được nghỉ ngơi, trong tim không có được lượng máu dự trữ đầy đủ, lượng máu đẩy ra khi tim đập sẽ ít đi.