1.hay phan tich vi sao nam 1917 nuoc nga lai dien ra 2 cuoc cach mang ? 2.hay neu noi dung ,ket qua cua cuoc cai cach duy tan minh tri ? 3.a. trinh bay dac diem dan cu chau a ? b. nhan xet va giai thich su phan bo dan cu ,cac thanh pho lon o chau a ?

2 câu trả lời

Câu 1:

- Cách mạng tháng Hai(2/1917) đã lật đổ chế độ Nga Hoàng và dẫn tới tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. Đó là cuộc cách mạng dân chủ tư sản.

- Cách mạng tháng Mười(10/1917) do Lê – Nin và Đảng Bôn – sê – vich lãnh đạo, lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, thiết lập chính quyền thống nhất trong toàn quốc của Xô Viết,đưa nước Nga bước vào thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Câu 2:

*Kinh tế:

- Thống nhất tiền tệ

- Xoá bỏ độc quyền ruông đất của giai cấp phong kiến

- Phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn

- Xây dựng cơ sở hạ tầng

*Chính trị - xã hội:

- Xoá bỏ chế độ nông nô, đưa tư sản quý tộc lên nắm quyền

*Giáo dục:

- Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc

- Chú trọng giảng dạy khoa học - kĩ thuâtj

- Cử học sinh ưu tú đi du học phương Tây

*Quân sự:

- Tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây

- Chế độ nghĩa vụ thay thế chế độ trưng binh

- Chú trọng sản xuất vũ khí và đóng tàu

*Kết quả:

- Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa

- Phát triển thành một nước công nghiệp

1.- Cách mạng tháng Hai năm 1917 đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế (Nga hoàng) và dẫn tới tình trạng hai chính quyền song song tồn tại: Chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính.

⟹ Hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại lâu dài.

- Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã xác định mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa (lật đổ chính quyền tư sản lâm thời). Thiết lập chính quyền thống nhất trong toàn quốc của Xô Viết, đưa nước Nga bước vào thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa.

⟹ Cách mạng tháng Mười bùng nổ (24-10-1917)

2.* Nội dung:

- Về kinh tế:

+ Thống nhất tiền tệ

+ Xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến

+ Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống,… phục vụ giao thông liên lạc.

- Về chính trị - xã hội: Bãi bỏ chế độ nông nô, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền.

- Về giáo dục:

+ Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy.

+ Cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây.

- Về quân sự:

+ Tổ chức quân đội theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh.

+ Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng.

* Kết quả:

- Đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, ổn định tình hình kinh tế - xã hội trong nước.

- Giúp đất nước thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp.

 

* Nội dung:

- Về kinh tế:

+ Thống nhất tiền tệ

+ Xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến

+ Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống,… phục vụ giao thông liên lạc.

- Về chính trị - xã hội: Bãi bỏ chế độ nông nô, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền.

- Về giáo dục:

+ Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy.

+ Cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây.

- Về quân sự:

+ Tổ chức quân đội theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh.

+ Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng.

* Kết quả:

- Đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, ổn định tình hình kinh tế - xã hội trong nước.

- Giúp đất nước thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp.


3.a- Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới. Năm 2002, dân số châu Á là 3766 triệu người (chưa tính số dân của Liên bang Nga). - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á vẫn còn
cao (1,3% năm 2002). - Dân cư châu Á thuộc nhiều chủng tộc, nhưng chủ yếu là chủng tộc Môngôlôit và ơrôpêôít. Có sự hoà huyết giữa các chủng tộc và các dân tộc trong mỗi quốc
gia. - Châu Á là nơi ra đời của nhiều tôn giáo có số tín đồ lớn: Phật giáo, Hồi giáo, Ki Tô giáo, An Độ giáo.

b.-Dân cư châu Á phân bố ko đông đều.
-Các thành phố lớn tập trung ở vùng ven biển, đồng bằng châu thổ vì ở đây có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn đới gió mùa hoặc nhiệt đới gió mùa.