1.Đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức xã hội trong giai đoạn đầu của xã hội nguyên thuỷ. (khái niệm Thị tộc, Bộ Lạc) 2.Điều kiện tự nhiên, những thành tựu văn hóa của phương Đông cổ đại và Phương Tây cổ đại. 3.Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc và các quan hệ trong xã hội. sự phát triển đỉnh cao của CĐPK Trung Quốc dưới thời Đường 4.Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung Quốc thời phong kiến 5.Sự thành lập các vương triều Gúp- ta, Mô-gôn và Đê-li. 6. Tình hình chính trị, kinh tế, chính trị, văn hóa ở thời kì vương triều Mô-gôn và Đê-li. 7.Sự định hình, phát triển của văn hóa Ấn Độ dưới thời kì vương triều Gúp ta. Liên hệ ảnh hưởng văn hoá Ấn Độ đến khu vực Đông Nam Á. 8.Nét chính về điều kiện hình thành và sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á. 9.Biểu hiện của sự phát triển và suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. Nét nổi bật của văn hóa phong kiến Đông Nam á. 10.Những giai đoạn phát triển lịch sử lớn của hai vương quốc Lào và Campuchia. Quan hệ đối ngoại của Vương Quốc Lào, CPC.

1 câu trả lời

 Câu 1:  -Người tối cổ:

a.đời sống vật chất

- Biết ghè đẽo đá để làm công cụ.

- Biết giữ lửa và tạo ra lửa.

- Lấy săn bắt và hái lượm làm nguồn sống chính.

- Sống trong các hang động, mái đá.

b.đời sống tinh thần

- Làm đồ trang sức.

- Vẽ tranh trên vách đá.

- Người tinh khôn:

a.Đời sống vật chất:

- Biết mài đá để tạo ra cộng cụ sắc bén.

- Biết chế tạo cung tên, gốm, dệt vải.

- Biết trồng trọt và chăn nuôi.

- Biết dựng lều bằng cành cây và xương thú để ở.

b.Đời sống tinh thần:

- Làm đồ trang sức.

- Vẽ tranh trên vách đá.

- Tục chôn người chết, đời sống tâm linh.

Câu 2:  Thứ nhất: Đối với thành tựu của văn hóa cổ đại phương Đông

– Chữ viết:

+ Ban đầu là chữ tượng hình và sau đó là chữ tượng ý.

+ Nguyên nhân ra đời chữ viết là do sự phát triển của đời sống con người cần ghi chép, lưu giữ kinh nghiệm mà chữ viết sớm hình thành.

– Sự ra đời của lịch và thiên văn học:

+ Việc tính lịch chỉ đúng tương đối nhưng nông lịch thì có ngay tác dụng đối với việc gieo trồng.

+ Thiên văn học và lịch là hai ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp, một năm có 365 ngày và chia thành 12 tháng.

– Kiến trúc: Kim tự tháp Ai Cập, vườn treo Babilon ở Lưỡng Hà, Vạn Lý trường thành, … là những công trình kiến trúc thể hiện sự sáng tạo về công sức lao động của con người.

– Toán học:

+ Tính diện tích các hình, số Pi = 3.16 phát minh ra số 0 của cư dân Ấn Độ.

+ Nguyên nhân ra đời là do nhu cầu tính lại ruộng đất, nhu cầu xây dựng tính toán,… từ đó mà toán học ra đời.

Thứ hai: Thành tựu văn hóa cổ đại phương Tây

– Ra đời khoa học:

+ Khoa học đến thời Hy Lạp, Roma mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học, đạt tới trình độ khái quát thành định lý, định đề, tiên đề.

+ Chủ yếu các lĩnh vực: Toán, Sử và Địa lý.

– Sự xuất hiện của lịch và chữ viết:

+ Tính được một năm có 365 ngày và trái đất có hình cầu, một năm lần lượt có các tháng một tháng gồm 20 hoặc 31 ngày, riêng tháng 02 có 28 ngày. Do đó, mặc dù chưa chính xác nhưng những hiểu biết của cư dân Roma cổ đại đã rất gần với hiểu biết hiện nay.

+ Phát minh ra hệ thống chữ cái abc, lúc đầu có 20 chữ sau đó thêm 06 chữ để trở thành hệ thống chữ cáu hoàn chỉnh như ngày nay. Đây là cống hiến rất quan trọng của dân Địa Trung hải cho nền văn minh nhân loại.

– Nghệ thuật:

+ Nghệ thuật tạc tượng, tượng tượng lực sĩ ném đĩa, tranh tượng nữ thần…

+ Nghệ thuật điêu khắc xây dựng đề đài đạt đến đỉnh cao.

– Văn học:

+ Giá trị của các vở kịch ca ngợi cái đẹp, có tính nhân văn sâu sắc, có sức sống lâu bền với thời gian.

+ Chủ yếu là kịch, một số nhà viết kịch tiêu biểu có thể kể tới Êsin, Sô phốc,…

Cau 3:

* Biến đổi về sản xuất:

- Công cụ bằng sắt ra đời =>  mở rộng diện tích gieo trồng => Năng xuất lao động tăng.

* Biến đổi về xã hội:

- Một số quan lại và nông dân giàu chiếm nhiều ruộng đất, có quyền lực => giai cấp địa chủ.

- Nông dân bị mất ruộng => nghèo túng => nhận ruộng của địa chủ để cày cấy, gọi là nông dân lĩnh canh hay những tá điền. Khi nhận ruộng, nông dân phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là địa tô.

=> Như vậy, xã hội phong kiến Trung Quốc đã được hình thành dần dần từ thế kỉ III TCN (thời Tần) và được xác lập vào thời Hán.

Câu 4:- Các lĩnh vực Toán, Thiên văn học , Y dược cũng đạt nhiểu thành tựu: Cửu chương toán thuật, Bản thảo cương mục,... - Về kĩ thuật: 4 phát minh lớn là giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng. - Kiến trúc: Vạn lí trường thành, cung điện, tượng Phật,....

Câu 5: -Gúp sa :từ năm 319-467 trải qua 9 đời vua
Vai trò gúp ta:chống xâm lược của ng Trung Á thống nhất miền bắc làm chủ Trung Ấn
+thời kì định hình và phát triển văn hoá truyền thống Ấn Độ

Vương triều Đê Li và Mô gôn :
ĐÊ LI
Thời gian :1206-1526
Chính sách:+truyền bá áp đặt đạo hồi
+tự dành quyền ưu tiên về ruộng đất địa vị trong bộ máy quan lại
Vị trí: + truyền bá đạo hồi nên sưj giao lưu văn hoá Đông Tây
+góp phần truyền bá đạo hồi sang ĐNA
MÔ GÔN
Thời gian:1526-1707
Chính sách:+Ra sức củng cố Ấn Độ theo hướng Ấn Độ hoá
+xây dựng chính quyền mạnh mẽ dựa trên sự liên kết các tầng lớp quý tộc
+đo đạc lại ruộng đất
+khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động văn hoá nghệ thuật
Vị trí:+xã hội Ấn Độ ổn định kinh tế phát triển đất nước thịnh vượng
+văn hoá có nhiều thành tựu mới truyền bá ảnh hưởng ra bên ngoài
+nhiều công trình kiến trúc có giá trị vĩnh cửu

Câu 6:

1.ĐÊ LI

- Thế kỉ XV, Vương triều Hồi giáo Đê-li bắt đầu suy yếu, một số bộ phận dân Trung Á cũng theo Hồi giáo nhưng tự nhận là dòng dõi Mông Cổ, tấn công Ấn Độ, lập ra Vương triều Mô-gôn.

- Vương triều Mô-gôn là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ. Những ông vua đầu tiên đều ra sức củng cố vương triều theo hướng “Ấn Độ hóa” và xây dựng đất nước. Đến thời vua A-cơ-ba đã đạ được bước phát triển mới.

2.MÔ GÔN

- Tình trạng chia rẽ và khủng hoảng xuất hiện trở lại.

- Ao-reng-dep là ông vua cuối cùng của Vương triều Mô-gôn và phải đối diện với sự xâm lược của thực dân Anh. 

Câu 7:

a) Vương triều Gúp-ta

- Đến đầu Công nguyên, miền Bắc Ấn Độ đã được thống nhất lại, bước vào một thời kì mới phát triển cao và rất đặc sắc của lịch sử Ấn Độ - thời Vương triều Gúp-ta.

- Vương triều này do vua Gúp-ta lập, có vai trò tổ chức kháng cự, không cho các tộc ở Trung Á xâm lấn từ phía tây bắc, thống nhất miền Bắc Ấn Độ; tiếp đó, tấn công chiếm cao nguyên Đê-can, làm chủ gần như toàn bộ miền Trung Ấn Độ.

- Vương triều Gúp-ta có 9 đời vua, qua gần 150 năm (319 - 467), vẫn giữ được sự phát triển và nét đặc sắc cả dưới thời Hậu Gúp-ta (467 - 606) và Vương triều Hác-sa tiếp theo (606 - 647), tức là từ thế kỉ IV đến thế kỉ VII.

=> Nét đặc sắc nổi bật của thời kì này là sự định hình và phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ.

b) Sự phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ

* Phật giáo:

- Ở Bắc Ấn Độ, thành phố Ka-pi-la-va-xtu là quê hương của nhà hiền triết Sít-đác-ta, sau trở thành Phật tổ, hiệu là Sa-ky-a Mu-ni (Thích Ca Mâu Ni). Đạo Phật được truyền bá mạnh mẽ dưới thời vua A-sô-ca, tiếp tục dưới các triều đại Gúp-ta và Hác-sa, đến thế kỉ VII.

- Người ta đã làm hàng chục ngôi chùa hang (đục đẽo hang đá thành chùa). Đây là những công trình kiến trúc bằng đá rất đẹp và rất lớn. Cùng với chùa là những pho tượng Phật được điêu khắc bằng đá hoặc trên đá.

* Ấn Độ giáo (Hinđu giáo):

- Đây là tôn giáo bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn.

- Ấn Độ giáo thờ rất nhiều thần, chủ yếu là bốn thần: bộ ba Brama (thần Sane tạo thế giới), Siva (thần Huỷ diệt), Visnu (thần Bảo hộ), và Inđra (thần Sấm sét).

- Xây dựng nhiều ngôi đền bằng đá đồ sộ, hình chóp núi, là nơi ngự trị của thần thánh. Tạc những pho tượng bằng đá, hoặc đúc bằng đồng rất nhiều pho tượng thần thánh để thờ, với những phong cách nghệ thuật rất độc đáo. 

* Chữ viết:

- Người Ấn Độ sớm có chữ viết:

+ Chữ cổ vùng sông Ấn từ 3000 năm TCN;

+ Chữ cổ vùng sông Hằng có thể có từ 1000 năm TCN.

- Chữ viết ban đầu là kiểu chữ đơn sơ Brahmi, được dùng để khắc trên cột A-sô-ca, rồi được nâng lên sáng tạo thành hệ chữ Phạn (Sanskrit) được hoàn thiện từ thời A-sô-ca cả chữ viết và ngữ pháp. 

- Ngôn ngữ và văn tự phát triển là điều kiện để chuyển tải, truyền bá văn học, văn hoá Ấn Độ.

* Kiến trúc, điêu khắc:

- Thời Gúp-ta đã có những công trình kiến trúc, tượng, những tác phẩm tuyệt vời, làm nền tảng cho văn hoá truyền thống Ấn Độ, có giá trị vĩnh cửu xuyên suốt thời gian lịch sử của loài người.

=> Người Ấn Độ đã mang văn hoá, đặc biệt là văn học truyền thống của mình, truyền bá ra bên ngoài. Đông Nam Á là nơi chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hoá Ấn Độ.

Câu 8:* Điều kiện kinh tế:

   Ở mỗi nước hình thành một số ngành thủ công truyền thống như dệt, làm đồ gốm, nghề đúc đồng và sắt... ... => Sự phát triển của các ngành kinh tế là cơ sở cho sự ra đời của hàng loạt quốc gia cổ ở Đông Nam Á. - Ngoài ra còn những tác động về mặt kinh tế của thương nhân Ấn Độ và văn hóa Ấn Độ.

Câu 9: xin lỗi nha câu này và mấy câu sau mình k biết làm

Câu hỏi trong lớp Xem thêm