1.đất soái mòn mạnh trơ sỏi đá có bao nhiêu tính chất 2.đất tự nhiên phân bố ở vùng đồi núi chiếm

2 câu trả lời

1.1. Cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu

a. Vị trí và nguyên nhân hình thành

- Vị trí: Hình thành ở vùng giáp ranh giữa đồng bằng và miền núi.

- Nguyên nhân:

+ Địa hình dốc thoải làm hạt sét, keo, chất dinh dưỡng bị rửa trôi.

+ Tập quán canh tác lạc hậu nên đất bị thoái hoá.

+ Chặt phá rừng bừa bãi.

b. Tính chất của đất xám bạc màu

- Tầng đất mặt mỏng, thành phần cơ giới nhẹ nên đất thường khô hạn.
- Đất chua đến rất chua.
- Nghèo dinh dưỡng, nghèo mùn.
- Số lượng vi sinh vật trong đất ít, hoạt động rất yếu.

c. Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng
- Biện pháp cải tạo

Bảng 1. Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu

- Sử dụng đất xám bạc màu: Thích hợp với nhiều loại cay trồng cạn. Ví dụ: Mía, mì, đậu…

1.2. Cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.

a. Nguyên nhân gây xói mòn

- Nguyên nhân chính gây xói mòn đất là lượng mưa lớn và địa hình dốc:

+ Nước mưa vào đất phá vỡ kết cấu đất.

+ Địa hình ảnh hưởng đến xói mòn, rửa trôi đất thông qua độ dốc và chiều dốc.

b. Tính chất của đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.

+ Hình thái phẫu diện không hoàn chỉnh, có trường hợp mất hẳn tầng mùn.
+ Sét và limon bị cuốn trôi đi, trông đất cát, sỏi chiếm ưu thế.
+ Đất chua hoặc rất chua, nghèo mùn và chất dinh dưỡng.
+ Số lượng vi sinh vật trong đất ít. Hoạt động của vi sinh vật đất yếu.

c. Cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh

Bảng 2. Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Nêu nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu.

Hướng dẫn giải:

- Nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu:

  • Hình thành ở vùng giáp ranh giữa đồng bằng và miền núi
  • Địa hình dốc thoải nên quá trình rửa trôi mạnh
  • Tập quán canh tác lạc hậu dẫn đến đất thoái hóa mạnh
  • Chặt phá rừng

3. Luyện tập3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Trình bày biện pháp cải tạo đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.

Câu 2: Trình bày nguyên nhân hình thành và tính chất của đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.

Câu 3: Thế nào là xói mòn đất?

Câu 4: Nêu những biện pháp chính nhằm hạn chế xói mòn và cải tạo đất.

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Ở Việt Nam, có khoảng bao nhiêu % diện tích đất tự nhiên ở vùng đồi núi?

A. 50%.

B. 60%.

C. < 60%.

D. 70%.

Câu 2: Tác dụng của biện pháp bón vôi ở cải tạo đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá?

A. Giảm độ chua của đất

B. Tăng độ phì nhiêu

C. Khử phèn

D. Rửa mặn

Câu 3: Tác dụng của biện pháp cày sâu dần kết hợp bón tăng phân hữu cơ và bón phân hóa học hợp lí ở cải tạo đất xám bạc màu?

A. Tăng độ phì nhiêu cho đất

B. Cung cấp chất dinh dưỡng và tăng vi sinh vật trong đất

C. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho đất

D. Làm tầng đất mặt dày lên, tăng độ phì nhiêu cho đất

Câu 4: Đặc điểm của đất sói mòn mạnh trơ sỏi đá?

A. Đất xấu, nghèo dinh dưỡng

B. Hình thái phẫu diện không hoàn chỉnh, cát sỏi chiếm ưu thế

C. Đất chua, nghèo dinh dưỡng

D. Hình thái phẫu diện không hoàn chỉnh, đất chua, rất nghèo dinh dưỡng và mùn

Câu 5: Nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu là do đâu?

A. Chặt phá rừng bừa bãi

B. Đất dốc thoải

C. Địa hình dốc thoải, tập quán canh tác lạc hậu

D. Rửa trôi chất dinh dưỡng

1. Đất soái mòn mạnh trơ sỏi đá có 4 tính chất.

2. Đất tự nhiên phân bố ở vùng đồi núi chiếm 70%.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm