1.Chức năng các bộ phận của mắt 2.Vai trò và tính chất của hoocmôn 3.Sự khác nhau giữa tuyến nội tiết và ngoại tiết ctlh nhất đang chờ đợi người nhanh nhất >3

2 câu trả lời

Đáp án:

Câu 1

-Lông mi và mi mắt: chuyển động nhắm vào mở ra của mắt là nhờ cơ chế hoạt động của hai mi mắt, phản xạ nhắm mở này giúp mắt điều tiết tránh bị khô, nhiễm khuẩn khi tiếp xúc với khói, bụi, nước hàng ngày. Trên mi mắt cũng có lớp lông mi giúp bảo vệ mắt khỏi các dị vật: mí trên có lông mi dài cong, lông mi của mí dưới ít hơn và ngắn hơn.

-Củng mạc: là một màng chắc dày và rất cứng bao quanh và tạo nên hình thể của nhãn cầu (hình cầu).

-Giác mạc: nằm ở phía trước củng mạc, có hình chỏm cầu hơi nhô ra khỏi ổ mắt, đóng vai trò như -một thấu kính, hội tụ hình ảnh lên võng mạc, giúp ta có thể nhìn thấy vật.

-Kết mạc: là lớp niêm mạc che phủ phần củng mạc (lòng trắng) của nhãn cầu có chức năng duy trì sự ổn định lớp nước mắt và tiết ra một số chất có trong nước mắt chống lại mọi sự xâm nhập vào giác mạc.

-Mống mắt: Ngay phía sau giác mạc là màng sắc tố bao quanh đồng tử được gọi là mống mắt.Mống mắt có đặc điểm riêng quyết định màu mắt của con người ( nâu, xanh, đen…)

-Đồng tử: là lỗ tròn màu đen nằm ở trung tâm của mống mắt. Đồng tử có thể điều chỉnh co lại hoặc giãn ra nhờ các cơ nằm trong mống mắt giúp cân bằng lượng ánh sáng vào mắt.

Câu 2

1. Tính chất của hoocmon:

+ Mỗi hoocmon chỉ ảnh hưởng tới một hoặc một số cơ quan xác định.

+ Hoocmon có hoạt tính sinh dục rất cao.

+ Hoocmon không mang tính đặc trưng cho loài.

2. Vai trò của hoocmon:

+ Duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể.

+ Điều hoà các quá trình sinh lí diễn ra bình thường.

Câu 3:

+ Ngoại tiết: tế bào tuyến lớn, chất tiết nhiều nhưng đặc tính sinh học không cao, chất tiết đổ vào ống dẫn chất tiết đến cơ quan tác động.

Nội tiết: tế bào tuyến nhỏ, chất tiết ít nhưng đặc tính sinh học rất cao, chất tiết ngấm thẳng vào máu đến cơ quan đích

                                     Chúc bn hok tốt nha :))

 

C1; ( vì bạn ko nói rõ là phần bên trong hay bên ngoài nên mình sẽ trả lời hết! :)))

* Cấu trúc bên ngoài của mắt: 

Ở góc độ bên ngoài, ta có thể quan sát cấu tạo mắt người với các bộ phận sau:

- Lông mi v​à mi mắt

Mọi chuyển động nhắm và mở ra của mắt đều nhờ cơ chế hoạt động của hai mi mắt, phản xạ tự nhiên này giúp điều tiết bảo vệ mắt khỏi bị khô, nhiễm khuẩn khi tiếp xúc với khói, bụi, nước hay ánh sáng quá chói. Trên mí mắt được bao bọc bởi lông mi giúp bảo vệ mắt khỏi các nguy hiểm của dị vật.

- Củng mạc

Đây là một màng chắc dày và rất cứng bao quanh để tạo nên hình thể của nhãn cầu (hình cầu)

- Giác mạc

Nằm ở trước củng mạc, đây như chiếc cốc trong suốt này che đi phần mắt bạn nhận được ánh sáng. Giác mạc có hình chỏm cầu hơi nhô ra khỏi ổ mắt, đóng vai trò như thấu kính và hội tụ hình ảnh lên võng mạc. Hãy nghĩ về giác mạc như một cửa sổ thông qua đó mà bạn có thực hiện chức năng thị lực.

- Kết mạc

Là một màng mỏng trong suốt có chứa các mạch máu, lớp niêm mạc này che phủ phần củng mạc (lòng trắng) và mặt trong của sụn mi, tạo nên hai túi cùng đồ trên và dưới.

Chức năng chính của kết mạc là duy trì sự ổn định lớp nước mắt và tiết ra một số chất cần thiết để chống lại mọi sự xâm nhập vào giác mạc.

- Mống mắt

Ở phía sau giác mạc là màng sắc tố bao quanh đồng tử gọi là mống mắt, với cấu trúc mỏng, hình tròn, có chức năng điều chỉnh đường kính và kích cỡ của đồng tử, nhờ đó lượng ánh sáng đi đến võng mạc.  Mống mắt có đặc điểm riêng quyết định màu sắc của con ngươi.

- Đồng tử 

Là lỗ đen tròn nằm ở trung tâm của mống mắt và được bao phủ bởi giác mạc. Cho phép ánh sáng đi vào nhãn cầu qua con ngươi. Đồng tử có thể phóng to hoặc trở nên nhỏ hơn do các cơ của mống mắt, nhờ đó giúp cân bằng lượng ánh sáng vào mắt.

* Cấu tạo bên trong của mắt

Nhìn bên ngoài, cấu tạo của mắt có vẻ đơn giản, nhưng cấu tạo bên trong của mắt rất tinh vi và kì công và hoạt động như một cỗ máy siêu việt. Bên trong của mắt có 2 bộ phận cơ bản và quan trọng đó là thủy tinh thể  võng mạc đảm bảo chức năng nhìn của mắt.

- Thủy dịch

Thủy dịch được thể mi (phần nằm sau mống mắt) tiết ra và đi vào tiền phòng, tạo nên áp lực dương nhằm duy trì hình dạng cầu căng cho mắt và cung cấp chất dinh dưỡng cho giác mạc và thể thủy tinh.

- Thủy tinh thể

Thủy tinh thể dưới dạng thấu kính trong suốt, hai mặt lồi và nằm phía sau đồng tử. Đây là thành phần quang học quan trọng nhất của mắt giúp cho ánh sáng đi qua và giúp các tia sáng hội tụ đúng vào võng mạc nhờ đó hình ảnh được rõ ràng, sắc nét.

- Võng mạc

Là lớp mô thần kinh của mắt nằm trong cùng của nhãn cầu, chúng hoạt động ví như cuốn phim trong máy quay với nhiệm vụ tiếp nhận ánh sáng từ thủy tinh và giác mạc thể hội tụ lại trên võng mạc, cảm nhận ánh sáng và truyền thông tin qua não nhờ hệ dây thần kinh thị giác, não sẽ giúp ta nhận thức về vật đã nhìn thấy.

- Dịch kính (thể pha)

Với cấu trúc giống như thạch, trong suốt lấp đầy khoảng trống giữa thủy tinh thể và võng mạc mắt. Chất dịch kính gồm 2 phần là phần dịch (thực tế là nước) và phần có cấu tạo sợi nhờ các phân tử albumin dính kết với nhau.

Dịch kính đóng vai trò như một môi trường đêm giúp nhãn cầu giữ được hình thể ổn định. Hình ảnh được nhìn thấy chỉ khi giác mạc, thể thủy tinh và dịch kính còn trong suốt và cho phép ánh sáng đi đến võng mạc.

- Hắc mạc

Là lớp màng mỏng nằm giữa củng mạc và võng mạc, chứa sắc tố và mạch máu cung cấp dưỡng chất cho võng mạc để nuôi dưỡng mắt người.

- Đĩa thị

Đĩa thị là nơi dây thần kinh thị đi vào nhãn cầu, nằm lệch về phía mũi. Ở đáy mắt ta có thể thấy được dây thần kinh thị giác đó là đĩa thị (gai thị) . Đĩa thị bình thường có hình tròn hay hình oval đứng, đường kính dọc trung bình khoảng 1,85-1,95mm, đường kính ngang trung bình 1,7-1,8mm.

- Lõm hoàng điểm

Hoàng điểm nằm ở trung tâm võng mạc, có hình bầu dục, rộng 3mm, nằm phía ngoài đĩa thị. Trung tâm hoàng điểm là một chỗ lõm xuống.

Hoàng điểm nhìn sẫm màu hơn so với võng mạc vì tế bào biểu mô sắc tố, ở đây có tế bào que (giúp nhìn trong bóng tối) và tế bào nón (giúp nhìn ở ngoài ánh sáng) đây là yếu tố quan trọng cho thị lực cao nhất và tinh tế nhất có nhiệm vụ giúp mắt nhìn rõ, có thể đọc và lái xe. Hố trung tâm là vô mạch và có vai trò trao đổi chất dựa vào lớp biểu mô sắc tố.

- Thần kinh thị giác

Là một trong 12 đôi dây thần kinh sọ và là phần đầu tiên của đường dẫn truyền thị giác, có chức năng dẫn truyền các tín hiệu hình ảnh từ võng mạc đến trung tâm xử lý hình ảnh ở vỏ não để phân tích.

Từng dây thần kinh thị giác đảm nhiệm vụ cho từng mắt, với một quang trường riêng biệt, chúng có đường đi đối xứng nhau về hai bán cầu não.

- Cầu mắt

Cầu mắt nằm trong hốc mắt của xương sọ, phía ngoài được bảo vệ bởi các mi mắt, lông mày và lông mi nhờ tuyến lệ luôn luôn tiết nước mắt làm mắt không bị khô. Cầu mắt vận động được là nhờ cơ vận động mắt.

Như vậy có thể thấy cấu tạo của mắt của chúng ta khá phức tạp và nhiều bộ phận nhỏ, mỗi bộ phận có một nhiệm vụ riêng nhưng thống nhất với nhau để hoàn thành khả năng thị giác của con người.

C2; 

*Tính chất và vai trò của hoóc môn:

- Tính chất: Hoóc môn có hoạt tính sinh học cao, không mang tính đặc trưng cho loài và chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xác định.

- Vai trò: Duy trì tính ổn định của môi trường trong cơ thể và điều hòa các quá trình sinh lý diễn ra bình thường.

C3;

* Giống nhau:
_ Cấu tạo: tế bào tuyến cùng tiết ra chất tiết.
_ Chức năng: tham gia điều hoà các quá trình sinh lí của cơ thể.
* Khác nhau
_ Cấu tạo:
+ Ngoại tiết: tế bào tuyến lớn, chất tiết nhiều nhưng đặc tính sinh học không cao, chất tiết đổ vào ống dẫn chất tiết đến cơ quan tác động.
+ Nội tiết: tế bào tuyến nhỏ, chất tiết ít nhưng đặc tính sinh học rất cao, chất tiết ngấm thẳng vào máu đến cơ quan đích.
_ Chức năng:
+ Ngoại tiết: Tham gia quá trình biến đổi thức ăn, điều hoà thân nhiệt, ....
+ Nội tiết: Sản sinh ra các hormone giúp kiểm soát cảm xúc, sự tăng trưởng - phát triển, trao đổi chất và chức năng sinh sản của cơ thể. Kiểm soát cách thức hormone được giải phóng. Đưa các hormone vào máu để chúng di chuyển tới các bộ phận khác.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm