1.biết được những thay đổi về chính sách cai trị của nhà Hán đối với nhân dân ta về chính trị và kinh tế 2.Nắm được tình hình kinh tế nước ta từ thế kỷ I đến thế kỷ VI có gì thay đổi 3.Nắm được chính sách cai trị của nhà Đường đối với nhân dân ta và các cuộc khởi nghĩa lớn từ thế kỷ 7 đ ến thế kỷ 9. 4. Nắm được nền kinh tế chính của nước Cham-pa 5.Nắm được vì sao từ năm 179 TCN đến thế kỷ X gọi là thời bắt thuộc? 6.Trình bày được hơn 1000 năm đấu tranh dành độc lập tổ tiên ta để lại những gì? 7.Phân tích và trình bày về những thành quả hơn một ngàn năm tổ tiên ta đã để lại cho chúng ta ngày hôm nay?

1 câu trả lời

Câu 1

 -Chính trị : chia nước ta thành quận, huyện để cai trị, toàn bộ quyền hành đều thuộc về người Hán.

- Kinh tế: ra sức vơ vét, bóc lột nhân dân ta bằng nhiều hình thức.

- Văn hoá : truyền bá Nho giáo và chữ Hán, bắt nhân dân ta theo phong tục cùa người Hán.

=> Những chinh sách đó nhằm mục đích xoá tên nước ta, biến nước ta thành các đơn vị

Câu 2

  Chính quyền đô hộ Hán nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt.

Mặc dù bị hạn chế, nhưng nghề rèn sắt ở Giao Châu vẫn phát triển.

Trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I – VI, chúng ta đã tìm được nhiều đồ sắt. Về công cụ, có rìu, mai, cuốc, dao… ; về vũ khí, có kiếm, giáo, kích, lao…; về dụng cụ, có nồi gang, chân đèn và rất nhiều đinh sắt… Đến thế kỉ III, nhân dân ven biển đã dùng lưới sắt để khai thác san hô, ở miền Nam, người dân còn biết bịt cựa gà chọi bằng sắt.

Từ thế kỉ I, ở Giao Châu, việc cày, bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến

Câu 3

- Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành “An Nam đô hộ phủ”. Các châu, huyện do người Trung Quốc cai trị, dưới huyện là hương, xã vẫn do người Việt cai quản. Ngoài ra, các châu ở miền núi vẫn do tù trưởng cai quản. 

- Trụ sở của phủ đô hộ đặt ở thành Tống Bình (Hà Nội).

- Nhà Đường cho xây thành, đắp lũy, sửa sang các đường giao thông thủy, bộ từ Trung Quốc sang Tống Bình và từ Tống Bình đi các quận, huyện. Đồng thời tăng quân đồn trú để có thể đàn áp nhanh chóng các cuộc nổi dậy của nhân dân.

- Bắt dân ta nộp nhiều thứ thuế, cống nạp sản vật quý, lao dịch... kể cả quả vải cũng phải gánh sang tận Trung Quốc để cống nạp.

=> Đó là nguyên nhân dẫn tới cuộc nổi dậy của nhân dân ta.

Câu 4

* Kinh tế: đạt trình độ ngang với các nước xung quanh

- Nông nghiệp:

  + Biết sử dụng công cụ bằng sắt, dùng sức kéo của trâu bò, biết làm ruộng bậc thang và xe guồng nước.

 + Trồng lúa một năm hai vụ, trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp.

 + Nghề khai thác lâm thổ sản (trầm hương, ngà voi,…) và đánh bắt cá phát triển.

- Thủ công nghiệp: nghề làm gốm khá phát triển.

- Thương nghiệp: Có sự giao lưu, buôn bán với các nước láng giềng.

Câu 5

  Sử cũ gọi giai đoạn lịch sử này là thời Bắc thuộc vì: Từ 179 đến thế kỉ X, dân tộc ta liên tiếp chịu sự thống trị, ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.
Câu 6

 -Hơn 1000 năm đấu tranh giành lại độc lập, tổ tiên ta đã để lại cho chúng ta:
Lòng yêu nước. Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước. Ý thức vươn lên bảo vệ văn hoá dân tộc. 
- Tổ tiên chúng ta vẫn giữ được tiếng nói và các phong tục nếp sống với những đặc trưng riêng của dân tộc: xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh giày, bánh chưng.. Chứng tỏ sức sống mãnh liệt về mọi mặt của dân tộc ta.