18 Những loại tế bào bạch cầu nào tham gia bảo vệ cơ thể bằng cơ chế thực bào? A: Bạch cầu mônô và bạch cầu limphô. B: Bạch cầu mônô và bạch cầu ưa kiềm. C: Bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô. D: Bạch cầu trung tính và bạch cầu ưa axit. 19 Thành phần nào sau đây của máu chỉ là các mảnh chất tế bào? A: Bạch cầu limphô. B: Bạch cầu mônô. C: Hồng cầu. D: Tiểu câu. 20 Khi nói về các sợi tơ cơ, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (I). Có 2 loại tơ cơ là tơ cơ mảnh và tơ cơ dày. (II). Tơ cơ mảnh trơn tạo thành vân tối. (III). Tơ cơ dày có các mấu lồi sinh chất và tạo thành vân sáng. (IV). Tơ cơ dày và tơ cơ mỏng xếp xen kẽ nhau theo chiều ngang tạo thành các vân ngang. A: 3. B: 4. C: 2. D: 1. 21 Khi kích thích vào cơ quan … (1) … sẽ làm xuất hiện xung thần kinh theo nơron …(2)… về trung ương thần kinh. Trung ương thần kinh phát lệnh dưới dạng xung thần kinh theo nơron … (3) … tới cơ làm cơ co. Các cụm từ thích hợp cần điền vào các chỗ trống số (1), (2), (3) lần lượt là: A: vận động, li tâm, hướng tâm. B: thụ cảm, hướng tâm, li tâm. C: thụ cảm, li tâm, hướng tâm. D: vận động, hướng tâm, li tâm. 22 Khi nói về tiêu hóa ở ruột non, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (I). Độ axit cao của thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng chính là tín hiệu đóng môn vị. (II). Độ axit của thức ăn được trung hòa bởi các muối mật và và dịch tụy có tính kiềm. (III). Sự co bóp phối hợp của các cơ thành ruột non tạo lực đẩy đẩy thức ăn dần xuống các phần tiếp theo của ruột. (IV). Quá trình tiêu hóa hóa học ở ruột non có sự tham gia của muối mật, các enzim trong dịch tụy và dịch ruột. A: 3. B: 4. C: 1. D: 2. 23 Khi đang hoạt động mà bị chuột rút thì không nên A: xoa bóp bắp cơ. B: hoạt động tiếp để cơ dãn ra. C: hít thở sâu để cung cấp ôxi cho cơ thể. D: dừng ngay hoạt động. 24 Bạch huyết (BH) luân chuyển trong hệ bạch huyết theo thứ tự nào sau đây? A: Mao mạch BH → mạch BH → hạch BH → mạch BH → ống BH → tĩnh mạch. B: Mao mạch BH → hạch BH → mạch BH → ống BH → mạch BH → tĩnh mạch. C: Mao mạch BH → ống BH → mạch BH → hạch BH → mạch BH → tĩnh mạch. D: Mao mạch BH → mạch BH → ống BH → mạch BH → hạch BH → tĩnh mạch. 25 Theo sơ đồ truyền máu, trường hợp nào sau đây không gây hiện tượng kết dính? A: Nhóm máu AB truyền cho nhóm máu O. B: Nhóm máu B truyền cho nhóm máu A. C: Nhóm máu O truyền cho nhóm máu AB. D: Nhóm máu A truyền cho nhóm máu B.

2 câu trả lời

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

18C 

 19D

  20B 

21B

  22B 

 23B

   24A

  25C

  18C   19D  20B  21B  22B   23B   24A  25C