11. Các thành tựu văn hóa của hai vương quốc Lào và Campuchia. 12 Sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và việc xây dựng nền văn hóa dân tộc của hai vương quốc Lào và Campuchia 13 khái niệm, đặc điẻm về lãnh địa, các hoạt động chính trong lãnh địa. 14 Sự ra đời của thành thị trung đại, cư dân của thành thị và các hoạt động chính của thành thị. 15 Phân tích được vai trò của thành thị trung đại Tây Âu. 16 Đánh giá được tác động của thành thị đối với sự phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu. 17 Khái niệm phát kiến địa lí, nguyên nhân, điều kiện, hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu. 18 Những biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở châu Âu 19 Phân tích được hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí. - Đánh giá được tác động của các cuộc phát kiến địa lí đối với sự phát triển của thế giới sau này.

1 câu trả lời

11 * Văn hoá Cam-pu-chia:

- Chữ viết: sáng tạo ra những chữ viết của riêng mình trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ.

- Văn học: văn học dân gian và văn học viết với những câu chuyện có giá trị nghệ thuật. Phản ánh những tình cảm của con người đối với thiên nhiên, đất nước, giữa những con người cùng sống chung trong một cộng đồng.

- Kiến trúc: nổi tiếng nhất là quần thế kiến trúc Ăng-co Vát và Ăng-co Thom.

* Văn hoá Lào:

- Chữ viết: Người Lào sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ viết của Cam-pu-chia và Mi-an-ma.

- Đời sống văn hóa: Người Lào thích ca nhạc và ưa múa hát, sống hồn nhiên nên các điệu múa của họ cởi mở, vui tươi. Người Lào có rất nhiều lễ hội.

- Kiến trúc: xây dựng một số công trình kiến trúc Phật giáo điển hình là tháp Thạt Luổng ở Viêng Chăn.

12 Nền văn hoá truyền thống Cam-pu-chia và Lào đều chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ trên các lĩnh vực chữ viết, tôn giáo, văn học, kiến trúc. Tuy nhiên, mỗi nước lại lồng vào đó nội dung của riêng mình, xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.
13

* Sự hình thành của thành thị:

- Nguyên nhân ra đời:

+ Do sản xuất phát triển, Tây Âu xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa, thị trường buôn bán tự do.

+ Trong các ngành thủ công nghiệp đã diễn ra quá trình chuyên môn hóa.

- Sự hình thành

+ Trước tình hình đó, để có điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, thợ thủ công đến ngã ba đường, bến sông, nơi có đông người qua lại lập xưởng sản xuất và buôn bán hình thành các thành thị.

+ Có những thành thị do lãnh chúa lập ra hoặc được phục hồi từ những thành thị cổ đại.

* Trong thành thị:

- Cư dân chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân.

- Họ lập ra phường hội, thương hội nhằm giữ độc quyền sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ quyền lợi và đấu tranh chống sự áp bức và sách nhiễu của lãnh chúa địa phương
14

Lãnh địa phong kiến là: Là vùng đất đai rộng lớn mà các Lãnh chúa chiếm làm của riêng, như một vương quốc nhỏ.

- Đặc điểm: Lãnh địa phong kiến là đơn vị kinh tế, chính trị độc lập, mang tính tự cung tự cấp, đóng kín của lãnh chúa.

- Về đời sống : lãnh chúa  có nhiều quyền  như vua , sống đầy đủ xa hoa ; nông nô phụ thuộc , khổ cực, đói nghèo.

- Về kinh tế : tự sản xuất, tự cấp, tự túc , tự tiêu thụ , chỉ mua muối và sắt, không trao đổi buôn bán.
14

 Sự hình thành của thành thị:

- Nguyên nhân ra đời:

+ Do sản xuất phát triển, Tây Âu xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa, thị trường buôn bán tự do.

+ Trong các ngành thủ công nghiệp đã diễn ra quá trình chuyên môn hóa.

- Sự hình thành

+ Trước tình hình đó, để có điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, thợ thủ công đến ngã ba đường, bến sông, nơi có đông người qua lại lập xưởng sản xuất và buôn bán hình thành các thành thị.

+ Có những thành thị do lãnh chúa lập ra hoặc được phục hồi từ những thành thị cổ đại.

* Trong thành thị:

- Cư dân chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân.

- Họ lập ra phường hội, thương hội nhằm giữ độc quyền sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ quyền lợi và đấu tranh chống sự áp bức và sách nhiễu của lãnh chúa địa phương

15- Chính trị: Thành thị ra đời góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.

- Xã hội: Góp phần dẫn đến sự giải thể của chế độ nông nô.

- Văn hóa: Thành thị không chỉ là các trung tâm kinh tế, chính trị mà còn là các trung tâm văn hóa.

16

Tác động của thành thị đối với sự phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu.:

  + Thành thị xuất hiện làm cho các thiết chế dân chủ trong thành thị có vai trò to lớn trong việc xác lập nhu cầu và khả năng thực hiện một lí tưởng xã hội mới , đối lập với xã hội phong kiến . 

  +  Làm cho các không khí trong thành thị trở thành môi trường thuận lợi để phát triển văn hóa , các trường đại học nổi tiếng : Ô-xpho ; Xooc-bon ; Pra-ha ; ..... Đã được xây dựng tại các thành thị .

  + Như vậy , khi thành thị xuất hiện đã làm cho kinh tế , chính trị , văn hóa ở Châu Âu , có những biến chuyển rõ rệt , nó phá vỡ dần các lãnh địa phong kiến , đưa xã hội Tây Âu bước vào giai đoạn phát triển mới . 
17 thuật ngữ thường dùng có tính quy ước để chỉ những phát hiện mới về địa lí của các nhà thám hiểm Châu Âu ở thế kỉ 15 - 16. Ở giai đoạn này, nhu cầu tiêu thụ đặc sản phương Đông như hương liệu, tơ lụa, vàng bạc, đá quý, vv. là những điều kiện thuận lợi giúp các nhà thám hiểm đi được xa. ...

– Nguyên nhân:

– Sản xuất phát triển dẫn đến nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường cao.

– Con đường giao lưu, buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập độc chiếm.

– Khoa học – kĩ thuật có những bước tiến quan trọng như kĩ thuật mới: đóng tàu, la bàn, hải đồ…

– Điều kiện: Sự tiến bộ của kĩ thuật hàng hải: đóng tàu, la bàn, hải đồ…

– Hệ quả:

* Tích cực:

– Đem lại hiểu biết mới về Trái Đất, tìm ra những con đường mới, vùng đất mới, dân tộc mới.

– Tăng cường giao lưu văn hoá giữa các châu lục. Thị trường thế giới được mở rộng.

– Thúc đẩy quá trình tan rã của chế độ phong kiến và sự nảy sinh của CNTB.

* Tiêu cực: Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

18

* Trong kinh tế:

- Thủ công nghiệp: Công trường thủ công thay thế các phường hội. Quan hệ chủ - thợ xuất hiện.

- Nông nghiệp:

+ Sản xuất nhỏ của nông dân dần dần bị thay thế bằng hình thức đồn điền hay trang trại.

+ Người lao động trở thành công nhân nông nghiệp theo chế độ làm công ăn lương. Chủ ruộng đất trở thành tư sản nông thôn hay quý tộc mới.

- Thương nghiệp: Xuất hiện các công ti thương mại thay cho các thương hội trung đại.

* Trong xã hội: Các giai cấp mới được hình thành:

- Những chủ xưởng, chủ ngân hàng, chủ đồn điền hợp thành giai cấp tư sản.

- Những người làm thuê, bị bóc lột trở thành giai cấp vô sản.

19

- Các cuộc phát kiến địa lí đã mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người:

+ Đem lại những hiểu biết mới về Trái Đất, những con đường, vùng đất, dân tộc mới; tăng cường giao lưu văn hóa giữa các châu lục.

+ Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển.

+ Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

- Tuy nhiên, cũng nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

* Tác động của các cuộc phát kiến địa lý

+ Thúc đẩy thương nghiệp phát triển

+ Tìm ra nhữngnguồn nguyên liệu quý giá

+ Mang lại vàng bạc, châu báu khổng lồ

+ Tạo điều kiện xâm lược các nước khác để mở rộng lãnh thổ.

xin hay nhất

You do me too tired

bye you bái bai mệt quá ngủ đây

Câu hỏi trong lớp Xem thêm