1/ Vị trí địa lý và kích thước lãnh thổ Châu Á có ý nghĩa gì đối với khí hậu? 2/ Kể tên một số các dãy núi chính, Các đồng bằng, các sơn nguyên, các sông lớn của Châu Á? 3/ So sánh sự khác nhau của các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa ở Châu Á? Cho biết Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào?

2 câu trả lời

1

* Đặc điểm vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á:

  + Vị trí địa lí: châu Á là một bộ phân của lục địa Á – Âu, nằm kéo dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với châu Âu, châu Phi và các đại dương Thái bình Dương, Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương.

  + Kích thước lãnh thổ: là châu lục rộng lớn nhất thế giới với diện tích 44, 4 triệu km2 (kể cả các đảo).

* Ý nghĩa của chúng đối với khí hậu :

  + Vị trí kéo dài từ vùng cực Bắc xuống vùng  xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ bắc xuống nam.

  + Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau : Khí hậu ẩm ở gần biển và khí hậu khô hạn ở vùng lục địa.

2

- Núi: Hi-ma-lay-a, Thiên Sơn, An-ta, Trường Sơn…

- Sơn nguyên: Tây Tạng, Trung Xi-bia, Đê-can, I-ran..

- Đồng bằng: Lưỡng Hà, Ấn-Hằng, Tây Xi-bia…  

3  

Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa

Các kiểu khí hậu gió mùa

Khí hậu gió mùa châu Á gồm các kiểu : khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở Nam Á và Đóng Nam Á, khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông Á.

Trong các khu vực khí hậu gió mùa. một năm có hai mùa rõ rệt : mùa đông có gió từ nội địa thổi ra, không khí khô, lạnh và mưa không đáng kể. Mùa hạ có gió từ đại dương thổi vào lục địa, thời tiết nóng ẩm và có mưa nhiều. Đặc biệt, Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực có mưa vào loại nhiều nhất thế giới.

 Các kiểu khí hậu lục địa

Các kiểu khí hậu lục địa phân bố chủ yếu trong các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á. Tại các khu vực này vé mùa đông khô và lạnh, mùa hạ khô và nóng. Lượng mưa trung bình năm thay đổi từ 200-500mm, độ bốc hơi rất lớn nên độ ẩm không khí luôn luôn thấp. Hầu hết các vùng ở nội địa và Tây Nam Á đều phát triển cảnh quan bán hoang mạc và hoang mạc.



1)Ý nghĩa của chúng đối với khí hậu:
+ Vị trí kéo dài từ vùng cực Bắc xuống vùng  xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ bắc xuống nam.
+ Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau : Khí hậu ẩm ở gần biển và khí hậu khô hạn ở vùng lục địa.

2)

– Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao đồ sộ và có nhiều dồng bằng rộng.

– Các dãy núi chạy theo hai hướng chính: dông – tây hoặc gần đông – tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam làm địa hình bị chia cắt phức tạp.

– Các núi và sơn nguyên tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm.

– Các dày núi chính: Himalaya, Côn Luân, Thiên Sơn, Antai.

– Các sơn nguyên chính: Trung Xibia, Tày Tạng, Aráp, Iran, Đêcan,…

– Các đồng bằng lớn: Turan, Lưỡng Hà, Ấn – Hằng, Tây Xibia, Hoa Bắc, Hoa Trung,…

3)

Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa

Các kiểu khí hậu gió mùa

Khí hậu gió mùa châu Á gồm các kiểu : khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở Nam Á và Đóng Nam Á, khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông Á.

Trong các khu vực khí hậu gió mùa. một năm có hai mùa rõ rệt : mùa đông có gió từ nội địa thổi ra, không khí khô, lạnh và mưa không đáng kể. Mùa hạ có gió từ đại dương thổi vào lục địa, thời tiết nóng ẩm và có mưa nhiều. Đặc biệt, Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực có mưa vào loại nhiều nhất thế giới.

 Các kiểu khí hậu lục địa

Các kiểu khí hậu lục địa phân bố chủ yếu trong các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á. Tại các khu vực này vé mùa đông khô và lạnh, mùa hạ khô và nóng. Lượng mưa trung bình năm thay đổi từ 200-500mm, độ bốc hơi rất lớn nên độ ẩm không khí luôn luôn thấp. Hầu hết các vùng ở nội địa và Tây Nam Á đều phát triển cảnh quan bán hoang mạc và hoang mạc.