1. Vì sao khi chạy hàng loạt các biểu hiện khác lại diễn ra? 2. Vì sao nói: "một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ"? 3. Hoàn thành bảng sau: Hệ cơ quan Các cơ quan trong từng hệ CQ Chức năng của hệ CQ Hệ vận động Hệ tiêu hoá Hệ tuần hoàn Hệ hô hấp Hệ bài tiết Hệ thần kinh Hệ sinh dục Hệ nội tiết

2 câu trả lời

3.-Hệ vận động gồm cơ và xương: giúp cơ thể vận động.

Hệ tiêu hoá gồm miệng, ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá: giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng.

Hệ tuần hoàn gồm tim và hệ mạch: tuần hoàn máu, lưu thông bạch huyết, đổi mới nước mô và vận chuyển các chất trong cơ thể tới nơi cần thiết, giúp cho sự trao đổi chất ở tế bào.

Hệ hô hấp gồm mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi: giúp cơ thể trao đổi khí (O2 và CO2).

Hệ bài tiết gồm thận, ống dẫn nước tiểu, tuyến mồ hôi.. và bóng đái: bài tiết nước tiểu, chất thải và duy trì tính ổn định của môi trường trong

Hệ thần kinh gồm não, tuỷ sống, dây thần kinh và hạch thần kinh: điều khiển, điều hoà và phối hợp mọi hoạt động của cơ thể bằng xung thần kinh.

Đáp án:

Giải thích các bước giải: Cười có tác dụng bồi bổ tế bào thần kinh

Khi cười, các bộ phận xương cơ toàn thân rung động, co giãn từng đợt liên tục một cách tự nhiên, có tác dụng lưu thông tuần hoàn, hoạt huyết; máu sẽ đưa đến tim, não và các cơ quan khác nhiều hơn. Cười to kích thích hai bán cầu đại não, giúp tăng cường khả năng tiếp thu các sự kiện mới và lưu giữ những thông tin cũ.

Tăng cường chức năng cơ quan nội tạng

Khi cười, tuyến thượng thận tăng tiết corticoid, giúp cơ thể tăng cường chất chống dị ứng, chống đỡ các quá trình stress và nâng cao sức đề kháng. Khi cười, cơ hoành được nâng lên hạ xuống, các cơ bụng co bóp, tác động vào bộ máy tiêu hóa, giúp ruột tăng nhu động, chống táo bón, tăng hoạt động của các tuyến tiêu hóa, giúp hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Các cơ quan như gan, thận, lách... cũng nhờ máu lưu thông mà tăng cường các chức năng của chúng.

Tăng cường chức năng hô hấp

Khi cười to, cười thoải mái, phổi sẽ nở ra liên tục, tác dụng làm sạch đường thở, đẩy các khí độc ra khỏi cơ thể. Tiếp theo là hít vào sâu làm tăng tính đàn hồi của nhu mô và các tiểu phế quản, oxy được đưa nhiều vào cơ thể, chống hiện tượng xơ dính các tổ chức kẽ và màng phổi.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Tìm từ láy Ngoài những danh từ quen thuộc như Tết, Tết Nguyên Đán, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền…, trong tiếng Việt còn xuất hiện nhiều từ ngữ khác để chỉ về dịp lễ đầu xuân âm lịch có ý nghĩa quan trọng bậc nhất mỗi năm. Mỗi cụm danh từ này đều chuyên chở nhiều tâm tư nguyện vọng của những người trong cuộc. TẾT XƯA: thường sử dụng trong hoàn cảnh người nói (hoặc người viết) hoài niệm những vốn liếng văn hóa vàng son của truyền thống, những nét đẹp cổ truyền xuất sắc của quá khứ. Tết xưa cũng thường dùng khi chúng ta muốn bày tỏ cảm xúc tri ân, tấm lòng trân trọng, niềm mong muốn gìn giữ bảo tồn và phát triển đối với các phong tục lễ hội của các bậc tiền nhân. TẾT NAY: là khái niệm được dùng trong không khí tươi vui, mang đượm màu sắc, hơi thở của nhịp sống đương đại. Có một thực tế là, tùy thuộc vào từng cá nhân, cứ mỗi chu kỳ sau vài năm, Tết nay lại trở thành… Tết xưa trong ký ức theo dòng chảy thời gian. Thế nên, Tết nay thường cũng kèm theo đó là tâm lý tiếc nuối “Tết nay không như Tết xưa”, với tâm trạng mong ước được trở về những tháng ngày yêu thương đong đầy ấm áp cũ. TẾT QUÊ: dùng để chỉ về hình ảnh đón xuân tại nơi chôn nhau cắt rốn của mỗi người. Tương tự như khái niệm Tết xưa, Tết quê luôn gắn với cảm xúc nhớ thương da diết về những kỷ niệm hồi ức. Tết quê có thể hiểu là Tết ở các vùng làng xóm, thôn bản khi chủ thể đang sinh sống, học tập và làm việc tại các khu vực thành thị. Song đôi lúc, ngay tại các đô thị phát triển sầm uất, mô hình Tết quê vẫn được tái hiện bởi các tổ chức hoạt động văn hóa hoặc các đơn vị doanh nghiệp, nhằm phục vụ nhu cầu vui mừng đón xuân của công chúng thành thị. Ngoài ra, Tết quê còn có thể hiểu là hình ảnh Tết tại quê nhà Việt Nam nếu chủ thể đang sinh sống, học tập và làm việc ở nước ngoài. TẾT PHỐ: là hoàn cảnh đối ngược với Tết quê, dùng khi nói đến cảnh tượng đón xuân tại những nơi thành thị. Thường gắn với các hình ảnh của sự nhộn nhịp, tấp nập, lộng lẫy, diễm lệ, sang trọng, thế nên, khái niệm Tết phố không chỉ dừng lại ở việc biểu thị địa điểm đón Tết mà còn ẩn chứa các tầng nghĩa về thói quen, hành vi, tâm lý đón Tết của một nhóm người gắn bó với bối cảnh thị thành. TẾT XA NHÀ: là từ ngữ nặng trĩu tâm tư của những người con phải chịu cảnh đón chào Tết đến xuân về trong hoàn cảnh không thể trở về quê hương (có thể là cả nông thôn lẫn thành thị) hoặc không thể trở về sum họp cùng gia đình do phải trực ban ở cơ quan, nơi công tác đối với các ngành nghề đặc thù thuộc các lĩnh vực như y tế, an ninh, báo chí, buôn bán… TẾT CHẬM: là một khái niệm liên quan đến một quan niệm/ quan điểm rộng hơn: sống chậm. Theo đó, khuyến khích mỗi người từ tốn cảm nhận cảm xúc của bản thân trong từng phút giây trôi qua. Vẫn đề cao phương châm “thời gian là vàng bạc” nhưng không phải là ra sức chạy đua với thời gian để hòng tìm kiếm công danh tiền bạc, mà là làm bạn thật sự với thời gian, cùng đi tìm hiểu đến tận cùng của niềm thấu hiểu về sự sống. Vậy nên, Tết chậm được hiểu là khoảng thời gian hân thưởng những ưu đãi của thiên nhiên đất trời đương rạo rực vào xuân, thay vì phải tất bật với những trói buộc đang vây bủa lấy lấy sự ngơi nghỉ của cả thể xác lẫn tâm hồn. TẾT TRỰC TUYẾN (TẾT ONLINE): cụm danh từ được sinh ra trong bối cảnh hiện đại của thời kỳ công nghệ. Khái niệm này một mặt vinh danh các ý nghĩa tích cực của sự phát triển hiện đại hóa, song mặt khác cũng có sắc thái ám chỉ mong muốn được trở lại khoảnh khắc quây quần bên nhau và đón mừng năm mới như Tết trực tiếp truyền thống: thắm thiết và giản dị. TẾT BÌNH THƯỜNG MỚI: có lẽ là cụm danh từ đặc biệt nhất trong những từ ngữ định danh khi nhắc đến Tết. Không chỉ phản ánh lịch sử thời đại trước cơn đại dịch toàn cầu hay đơn thuần chỉ là mang ý nghĩa khẩu hiệu hô hào tuyên truyền, khái niệm Tết bình thường mới còn được dùng để thiết lập, tạo dựng một nếp sống mới, khuyến khích người dân mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội đồng sức đồng lòng chung tay trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, tất cả hướng đến mục tiêu Tết an lành, Tết không dịch bệnh.

0 lượt xem
2 đáp án
1 giờ trước