1/ “Về đến nhà, …. nhục nhã thế này.” (Kim Lân – Làng, Ngữ văn 9, tập 1, trang 166). a. Chỉ ra yếu tố độc thoại và độc thoại nội tâm có trong đoạn trích trên? b. Việc dùng các yếu tố độc thoại và độc thoại nội tâm trong đoạn trích có tác dụng gì? c. Em cảm nhận được gì về tình cảm của người nông dân đối với làng và đất nước qua đoạn trích trên?

1 câu trả lời

Chào em, em tham khảo gợi ý:

- Yếu tố độc thoại: Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

- Yếu tố độc thoại nội tâm: Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta hắt hủi rẻ rúng đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu...

b. Việc sử dụng các yếu tố độc thoại và độc thoại nội tâm góp phần thể hiện tâm trạng đau đớn, tủi nhục của nhân vật ông Hai trước tin làng chợ Dầu theo Việt gian.

c. Đoạn trích cho thấy tình yêu làng quê, yêu đất nước của người nông dân Việt Nam thật chân thành, cảm động. Với họ, cuộc đời gắn liền với niềm vui, nỗi buồn của làng quê, đất nước. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm