1) Tự trọng nghĩa là biết coi trọng mình, nhưng không phải theo nghĩa vị kỉ (chỉ biết đến danh lợi của bản thân mình) mà là coi trọng phẩm giá, đạo đức của mình. Một người có tự trọng hay không cũng thường được thể hiện qua câu trả lời hay qua hành xử của anh ta cho những câu trả lời như: “Điều gì khiến tôi sơ hải hải/ xấu hổ?”. “Điều gì khiến tôi tự hào/ hạnh phúc?”… (2) Người tự trọng tất nhiên sẽ biết sợ sự trừng phạt của nhà nước (sợ pháp lí) nếu làm trái pháp luật và sự điều tiếng dư luận của xã hội (sợ đạo lí) nếu làm trái với luân thường, lẽ phải. Nhưng đó chưa phải là điều đáng sợ nhất với họ. Điều đáng sợ nhất đối với một người tự trọng là sự giày vò bản thân khi làm những chuyện đi ngược lại với lương tri của chính mình, phản bội lại lẽ sống, giá trị sống, nguyên tác sống mà mình theo đổi và có cảm giác đánh mất chính mình. Nói cách khác, đối với người tự trong, có đạo đức, “tòa án lương tâm”còn đáng sợ hơn “tòa án nhà nước”hay “tòa án dư luận” (3)[…]Nói cách khác, người tự trọng/tự trị thường không muốn làm điều xấu, ngay cả khi không ai có thể biết việc họ làm. Họ sẵn sàng làm điều tốt ngay cả khi không có ai biết đến. Họ sẵn lòng làm điều đúng mà không hề để ý đến chuyện có ai ghi nhận việc mình làm hay không. Nếu tình cờ có ai đó biệt và ghi nhận thì cũng vui, nhưng nếu không có ai biết đến và cũng không có ai ghi nhận điều tốt mà mình làm thì cũng không sao cả, vì phần thưởng lớn nhất đối với người tự do/tự trị/tự trọng là “được sống đúng với con người của mình”, tất nhiên đó là con người phẩm giá, con người lương tri mà mình đã chọn. (Trích “Đúng việc” – Giản Tu Trung, NXB Tri thức, 2016, tr 27,28) Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên? ( 1.0 điểm) ………………………………………………………………………………………………………. Câu 2: chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nổi bật được thể hiện trong đoạn (3)(2.0 điểm) ……………………………………………………………………………………………………… Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về khái niệm “tòa án lương tâm”? (1.5 điểm) ……………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………. Câu 4: Thông điệp có ý nghĩa nhất rút ra từ văn bản là gì?( 1.5 điểm)

2 câu trả lời

1.

- Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên là nghệ thuật

2.

 BPTT: Điệp ngữ

Tác dụng: Nhấn mạnh ý nghĩa và cảm xúc, nâng cao khả năng biểu cảm, gợi hình cho lời văn. Làm cho câu văn thêm tính hài hoà, cân đối, nhịp nhàng. 

3.

Tòa án lương tâm là sự lên án của lương tri về những việc làm sai trái của bản thân. Nó khiến con người bị dằn vặt về những điều mình làm trái với lương tri,đạo lý. Nó khiến con người không có cảm giác thanh thản.

4.

Phần thưởng lớn nhất đối với người tự do/tự lực/tự trọng là “được sống đúng với con người của mình” 

Câu 1.

- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Câu 2.

 -Điệp ngữ, lặp

Câu 3.

 “tòa tán lương tâm” chính là tiếng nói của lương tri.  Lương tâm phán quyết của lý trí là tiếng gọi của tâm hồn, ra lệnh và nói cho chúng ta biết đâu là trách nhiệm và bổn phận về những gì ta nên sợ và nên hy vọng. Sự tự thức tỉnh về lương tri và lẽ phải của chính bản thân mỗi người mà không phải dựa trên kết quả minh chứng bằng tranh luận hay bởi hội đồng xét xử.

Câu 4. 

- Phần thưởng lớn nhất đối với người tự do/tự trị/tự trọng là “được sống đúng với con người của mình”.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm