1/ Trong các vật sau đây, vật nào được cấu tạo dựa trên hiện tượng co dãn vì nhiệt? A. Quả bỏng bàn B. Băng kép C. Phích đựng nước nóng D. Bóng đèn điện 2/ Hiện tượng nào sau đây diễn ra khi nung nóng một vật rắn? A. Trọng lượng của vật tăng B. Trọng lượng riêng của vật tăng C. Trọng lượng riêng của vật giảm D. Không xảy ra ba hiện tượng trên 3/ Khi làm lạnh một vật rắn thì hiện tượng nào sau đây diễn ra? A. Khối lượng của vật tăng B. Khối lượng của vật giảm C. Khối lượng riêng của vật tăng D. Khối lượng riêng của vật giảm 4/ Tại sao khi lắp đặt đường ray xe lửa, người ta không đặt các thanh ray sát nhau, mà phải đặt hai đầu của chúng cách nhau một khoảng ngắn (khoảng hở kỹ thuật)? A. Để tiết kiệm thanh ray B. Để tránh gây ra lực lớn khi co, dãn vì nhiệt C. Để tạo nên âm thanh đặc biệt D. Để dễ uốn cong đường ray 5/ Tại sao khi lợp nhà bằng tole phẳng, người ta chỉ đóng đinh một đầu còn đầu kia để tự do? A. Để tole không bị thủng nhiều lỗ B. Để tiết kiệm đinh C. Để tấm tole dễ dàng co, dãn vì nhiệt D. Để cho giá thành tấm tole được rẻ 6/ Tại sao các tấm tole lợp nhà lại thường có dạng lượn sóng? A. Để dễ thoát nước B. Để tấm tole dễ dàng co, dãn vì nhiệt C. Để cho đẹp mắt D. Để dễ lợp nhà 7/ Vì sao các trụ bê-tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi? A. Vì bê-tông và lõi thép không bị co, dãn vì nhiệt B. Vì bê-tông nở vì nhiệt nhiều hơn lõi thép nên không bị thép làm nứt C. Vì bê-tông và lõi thép nở, co vì nhiệt như nhau D. Vì nhiệt độ thay đổi thường không đủ lớn để bê-tông và lõi thép nở ra 8/ Khi làm lạnh một vật rắn điều gì sẽ diễn ra? A. Lượng chất làm nên vật tăng B. Khối lượng vật giảm C. Thể tích vật tăng D. Khối lượng riêng vật tăng 9/ Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh (nút nằm bên trong cổ lọ). Nút bị kẹt, hỏi phải mở nút ra bằng cách nào? A. Hơ nóng nút thủy tinh B. Hơ nóng cổ lọ C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ D. Hơ nóng đáy lọ 10/ Một vật rắn (không phải nước đá) nóng lên thì nở ra, lạnh đi thì co lại. Khi đó khối lượng của vật như thế nào? A. Không thay đổi B. Tăng khi nhiệt độ tăng C. Giảm khi nhiệt độ giảm D. Khi tăng, khi giảm 11/ Hiện tượng nào sau đây diễn ra đối với khối lượng riêng của chất lỏng (không phải nước) khi đun nóng chất lỏng? A. Tăng B. Giảm C. Không thay đổi D. Giảm rồi tăng 12/ Khi làm nóng một vật rắn điều gì sẽ diễn ra? A. Lượng chất làm nên vật tăng B. Trọng lượng vật giảm C. Thể tích vật tăng D. Trọng lượng riêng vật tăng 13 Khi nung nóng một vật rắn hiện tượng nào sau đây sẽ diễn ra? A. Thể tích và khối lượng vật tăng B. Thể tích và khối lượng vật rắn không đổi C. Khối lượng riêng vật tăng D. Trọng lượng riêng vật giảm 14/ Cho một cây thước làm ằng nhôm và một cây thước làm ằng đ ng có nhiệt độ an đầu bằng nhau. Nếu nhiệt độ của chúng tăng lên như nhau, khi d ng hai cây thước để đo cùng một độ dài thì cây thước nào sẽ cho kết quả có sai số nhỏ hơn? A. Cây thước làm b ng nhôm B. Cả hai cây thước đều cho kết quả chính ác C. Cây thước làm b ng đồng D. Cả hai cây thước đều cho kết quả không có sai số 15/ Khi làm lạnh một lượng chất lỏng (không phải nước) hiện tượng nào sau đây sẽ diễn ra? A. Thể tích và khối lượng chất lỏng tăng B. Thể tích và khối lượng vật chất lỏng không đổi C. Trọng lượng riêng chất lỏng tăng D. Khối lượng riêng chất lỏng giảm 16 Khi đun nóng một lượng chất lỏng (không phải nước) hiện tượng nào sau đây diễn ra? A. Khối lượng chất lỏng tăng B. Trọng lượng chất lỏng tăng C. Thể tích chất lỏng tăng D. Cả trọng lượng, khối lượng và thể tích đều tăng 17/ Các chất lỏng khác nhau sẽ nở vì nhiệt như thế nào? A. Khác nhau B. Giống nhau C. B ng nhau D. Không ác định được 18/ Một chất lỏng (không phải nước) nóng lên thì nở ra và lạnh đi thì co lại, khi đó khối lượng của chất lỏng như thế nào? A. Không thay đổi B. Tăng khi nhiệt độ tăng C. Giảm khi nhiệt độ giảm D. Giảm khi nhiệt độ tăng và ngược lại 19/ Cho ba chất lỏng là rượu, nước và dầu đều ở 200C có thể tích bằng nhau. Khi nhiệt độ của cả ba tăng lên 500 C, trong các cách sắp xếp sự nở vì nhiệt từ nhiều tới ít dưới đây, cách là nào đúng? A. Dầu, rượu, nước B. Rượu, nước, dầu C. Nước, dầu, rượu D. Rượu, dầu, nước 20/ Hiện tượng nào sau đây diễn ra đối với khối lượng riêng của chất lỏng (không phải nước) khi đun chất lỏng? A. Tăng B. Giảm C. Không thay đổi D. Giảm rồi tăng

2 câu trả lời

Đáp án:

Câu 1: B. Băng kép

Câu 2: C. Trọng lượng riêng của vật giảm

Câu 3: C. Khối lượng riêng của vật tăng

Câu 4: B. Để tránh gây ra lực lớn khi co, dãn vì nhiệt

Câu 5: C. Để tấm tole dễ dàng co, dãn vì nhiệt

Câu 6: B. Để tấm tole dễ dàng co, dãn vì nhiệt

Câu 7: C. Vì bê-tông và lõi thép nở, co vì nhiệt như nhau

Câu 8: D. Khối lượng riêng vật tăng

Câu 9: B. Hơ nóng cổ lọ

Câu 10: A. Không thay đổi

Câu 11: B. Giảm

Câu 12: C. Thể tích vật tăng

Câu 13: D. Trọng lượng riêng vật giảm

Câu 14: C. Cây thước làm bằng đồng

Vì đồng nở vì nhiệt ít hơn nhôm do đó khi đó thước đồng sẽ cho sai số nhỏ hơn thước nhôm.

Câu 15: C. Trọng lượng riêng chất lỏng tăng

Câu 16: C. Thể tích chất lỏng tăng

Câu 17: A. Khác nhau

Câu 18: A. Không thay đổi

Câu 19: D. Rượu, dầu, nước

Câu 20: B. Giảm

Giải thích chung cho các câu liên quan đến đun nóng và làm lạnh:

+ Khi đun nóng các chất ( cả ba loại chất rắn, lỏng, khí ) thì lượng chất làm nên vật là không đổi do đó khối lượng không đổi. Chất nở ra vì nhiệt nên thể tích của chất đó tăng mà khối lượng không đổi do đó khối lượng riêng giảm và trọng lượng riêng cũng giảm theo. 

+ Khi làm lạnh các chất ( cả ba loại chất rắn, lỏng, khí ) thì lượng chất làm nên vật là không đổi do đó khối lượng không đổi. Chất co lại vì nhiệt nên thể tích của chất đó giảm mà khối lượng không đổi do đó khối lượng riêng tăng và trọng lượng riêng cũng tăng theo.  

+ Các chất lỏng và rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Các chất khí khác nhau thì nở vì nhiệt giống nhau. 

 

$1.B$

$2.C$

$3.C$

$4.B$

$5.C$

$6.B$

$7.C$

$8.$

$9.$

$10.A$

$11.B$

$12.C$

$13.D$

$14.$

$15.C$

$16.C$

$17.A$

$18.A$

$19.$

$20.C$