1) Tìm các câu cầu khiến và chỉ rõ các dấu hiệu hình thức của các câu cầu khiến trong các câu sau: a. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo: - Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà. (Trích Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng) b. Rồi hắn quay ra bảo người nhà lí trưởng: - Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia! (...) Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn: - Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho! - Tha này, tha này! Vừa nói hắn vừa bịch luôn mấy bịch vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn tới để trói anh Dậu. Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại: - Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ. (Trích Tắt đèn, Ngô Tất Tố) c. Thôi im đi, anh bạn Xan-chô. Phải biết rằng cái nghề cung kiếm này hơn các nghề khác ở chỗ luôn luôn biến chuyển. (Trích Đôn Ki-hô-tê, Xéc-van-tét) 2) Hãy phân loại các câu sau theo mục đích giao tiếp và cho biết chức năng của từng câu: a. – U nó không được thế! (Ngô Tất Tố) b. Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội. (Ngô Tất Tố) c. – Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả? (Tô Hoài) d. - Này, em không để chúng nó yên được à? (Tạ Duy Anh) e. – Các em đừng khóc. (Thanh Tịnh) g. – Ha ha! Một lưỡi gươm! (Sự tích Hồ Gươm) h. Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới Nước bao vây cách biển nửa ngày sông. (Tế Hanh) mn ơi giúp e bài này với ạ 20đ có sẵn trong tay bạn nếu bạn trả lời câu hỏi này

1 câu trả lời

1, Câu cầu khiến

a, Con nín đi!

Dấu hiệu: có từ cầu khiến "đi" và dấu chấm than

b, Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!

Dấu hiệu: dấu chấm than cùng sắc thái của người nói

Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

Dấu hiệu: dấu chấm than cùng sắc thái của người nó.

Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ.

Dấu hiệu: từ cầu khiến "không được"

c, Thôi im đi, anh bạn Xan-chô

Dấu hiệu: từ cầu khiến "đi"

****

Bài 2:

a, Câu cầu khiến. Tác dụng: là lời khuyên ngăn của anh Dậu đối với vợ mình.

b, Cầu trần thuật. Tác dụng: là lời nhận định của anh Dậu về việc chị Dậu đánh cai lệ

c, Câu hỏi tu từ. Tác dụng: bộc lộ cảm xúc của người nói, ở đây là sự mỉa mai và trêu chọc của Dế Mèn

d, Câu hỏi tu từ. Tác dụng: vừa để hỏi và bộc lộ cảm xúc khó chịu của người anh khi em gái mình cứ hay lục lọi đồ.

e, Câu cầu khiến. Tác dụng: bày tỏ mong muốn các em học sinh mới đừng khóc.

g,  Câu biểu cảm. Tác dụng: bộc lộ cảm xúc vui mừng khi bắt được một lưỡi gươm.

h, Câu trần thuật. Tác dụng: kể, nhận định và miêu tả quê hương của nhà thơ Tế Hanh

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
5 lượt xem
2 đáp án
13 giờ trước