1. tỉ trọng đóng góp của ngành công nghiệp trong GDP của một nước mà cao sẽ phản ánh được rõ nhất như thế nào 2. ngành công nghiệp dệt-may, da-giày thường phân bố ở nơi có lao động dồi dào vì sao? 3. vai trò chủ đạo của ngành công nghiệp được thể hiện thế nào?
2 câu trả lời
Đáp án:
giải thích các bước giải:
1.Sẽ phản ánh trình độ phát triển khoa học kĩ thuật cũng như quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
2.Vì ngành công nghiệp dệt may yêu cầu đội ngũ lao động nhiều đồng thời không yêu cầu cao về mặt trình độ,tăng thu nhập tạo viếc làm cho người dân
3.Vai trò chủ đạo của ngành công nghiệp:
-Cung cấp tư liệu sản xuất sản phẩm tiêu dùng cho đa số các ngành kinh tế
-Tạo điều kiện khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên
-giảm chênh lẹch trình độ phát triển giữa các vùng
-Củng cố an ninh quốc phòng,thúc đẩy các ngành khác phát triển như nông nghiệp,giao thông vận tải,...
Về thuận lợi: Việt Nam đang và sẽ tiếp tục có đà tăng trưởng ấn tượng và khá vững chắc của cả quá trình đổi mới nói chung và cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh thời gian qua nói riêng. Theo đó, tăng trưởng GDP phục hồi rõ nét sau giai đoạn 2011 - 2015, duy trì được tốc độ cao, đặc biệt là trong các năm 2017 - 2019; tính chung giai đoạn 2016 - 2020, tăng trưởng GDP dự kiến khoảng 6,84%/năm (đạt mục tiêu 6,5 - 7% của Kế hoạch 2016 - 2020 đã đề ra); đóng góp của khu vực Công nghiệp xây dựng vào tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 đã tăng lên hơn 44% (so với mức tương ứng 39,9% giai đoạn 2011 - 2015). Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo mặc dù có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại do sức cầu bên ngoài giảm sút, nhưng vẫn có mức tăng khá, trung bình 12,8%/năm trong giai đoạn 2016 - 2019, đóng góp 32% vào tăng trưởng GDP toàn nền kinh tế; năng suất lao động giai đoạn này tăng trung bình 5,8%/năm (so với mức tăng tương ứng 4,3%/năm của giai đoạn 2011 - 2015)… ; theo báo cáo của U.S. News & World Report, Việt Nam đứng vị trí thứ 8 (tăng 15 bậc, từ vị trí 23 năm 2018) trong bảng xếp hạng các nền kinh tế tốt nhất thế giới để đầu tư năm 2019; Việt Nam đang có sự ổn định tích cực cả môi trường chính trị và kinh tế vĩ mô, những tiến bộ về duy trì tốc độ tăng trưởng cao GDP (2 năm 2018 và 2019 đều tăng trên 7%), kiểm soát lạm phát, thâm hụt ngân sách, cải thiện dự trữ ngoại hối, nợ xấu và hệ số tín nhiệm quốc gia; năm 2019, cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ của ngành vận tải và viễn thông không ngừng được cải tiến và giúp cộng hưởng được cả những động lực tăng trưởng từ xuất khẩu và khai thác tổng cầu thị trường nội địa của nền kinh tế gần 100 triệu dân.Năm 2019, Việt Nam tiếp tục duy trì thành tích xuất siêu năm thứ 4 liên tiếp, với mức xuất siêu khoảng 9,9 tỷ USD (dù nhập siêu dịch vụ 2,5 tỷ USD); nhiều mặt hàng xuất khẩu của ta giữ được vị trí quan trọng trong xếp hạng thành tích xuất khẩu của thế giới, như: dệt may (đứng thứ 7 thế giới về xuất khẩu với kim ngạch vào khoảng 33 tỉ USD); da giày (thứ 3 thế giới về sản xuất và thứ 2 về xuất khẩu với kim ngạch vào khoảng 17 tỷ USD); điện tử (đứng thứ 12 thế giới về xuất khẩu, trong đó mặt hàng điện thoại di động đứng thứ 2 thế giới với kim ngạch vào khoảng khoảng 50 tỷ USD); thủy sản (đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu với kim ngạch vào khoảng 9 tỷ USD); đồ gỗ (đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu với kim ngạch vào khoảng 9 tỷ USD) và một số mặt hàng nông sản khác như cà phê, hồ tiêu, gạo…luôn đứng ở trong nhóm các quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới; nhiều mặt hàng của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng như cá basa, tôm... tiếp tục được xuất khẩu sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU… với thuế suất bằng 0% hoặc ở mức rất thấp.Đồng thời, thu nhập của người dân được cải thiện với bình quân GDP đầu người năm 2019 đạt gần 2.800 USD, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,45%; trong 10 năm qua, thị trường trong nước luôn giữ vững được đà tăng trưởng cao, ổn định với tốc độ tăng của tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ xã hội đạt xấp xỉ 17,5%, cao hơn 3 lần so với mức tăng trưởng GDP. Việt Nam trở thành một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất toàn cầu (đứng vị trí thứ 6 trong nhóm 30 quốc gia có tiềm năng và mức độ hấp dẫn đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ toàn cầu theo Công ty tư vấn A.T Kearney). Các thương hiệu bán lẻ của doanh nghiệp trong nước cũng đã và đang phát triển mạnh mẽ với một số thương hiệu lớn có tốc độ phát rất nhanh. Việt Nam đã tạo ra một câu chuyện huyền thoại trong công cuộc giảm nghèo khi nằm trong nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng chỉ số HDI cao nhất trên thế giới (năm 2019 là 0,63, Việt Nam xếp thứ 118 trong tổng số 189 nước). Việt Nam cũng đang ở gần mức trần của nhóm các nước có HDI ở mức trung bình và chỉ cần thêm 0,007 điểm để vào được nhóm các nước có HDI ở mức cao.Cách mạng Công nghiệp (CMCN) 4.0 lan rộng và sự “góp mặt” của các FTA như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế Việt Nam thông qua việc mở rộng xuất khẩu, đầu tư và ứng dụng khoa học công nghệ, giúp cải thiện chuỗi cung ứng của Việt Nam. Bên cạnh đó, các FTA này tác động tích cực tới lao động, trong đó những ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giày... dự báo sẽ được hưởng lợi nhiều nhất. Ngoài ra, tác động từ CPTPP và EVFTA còn có thể đến từ việc tạo sức ép cải thiện thể chế và môi trường kinh doanh, tác động tích cực trong trung và dài hạn. Riêng EVFTA và CPTPP có thể giúp GDP Việt Nam tăng thêm lần lượt 4,3% và 1,3% vào năm 2030. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đến năm 2030 dự kiến sẽ tăng thêm 44,4%; xuất khẩu sang các nước CPTPP đến năm 2035 tăng 14,3%. Giai đoạn 2020-2030, thông qua các hiệp định thương mại RCEP, CPTPP và EVFTA, Việt Nam có thêm cơ hội đa dạng hóa quan hệ hợp tác, bổ sung động lực tăng trưởng và giảm phụ thuộc quá nhiều vào các nền kinh tế lớn. Cơ hội sẽ nằm ở những ngành có lợi thế so sánh truyền thống (như dệt may, da giày, đồ gỗ, điện tử, nông sản và thủy sản); lĩnh vực phục vụ tiêu dùng (phân phối bán lẻ, du lịch, giải trí, giáo dục, y tế); các hỗ trợ mạng sản xuất, gia tăng chuỗi giá trị (dịch vụ hỗ trợ, logistics, công nghiệp hỗ trợ). Tiềm năng cũng nằm ở những lĩnh vực mới nổi (kinh tế xanh, kinh tế sáng tạo, kinh tế số, phát triển đô thị thông minh). Lĩnh vực kết cấu hạ tầng và bất động sản (nhà ở, văn phòng, bất động sản du lịch, bán lẻ, logistics, khu công nghiệp)... cũng có nhiều cơ hội cho giới đầu tư trong và ngoài nước khai phá…Về thách thức: Với một nền kinh tế có độ mở cao, Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ xu thế tăng trưởng chậm của nền kinh tế thế giới và nới lỏng tiền tệ của nhiều nước lớn trong thập niên tới, gắn với chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, mâu thuẫn địa chính trị, chính sách tiền tệ khó dự đoán của các nước, nợ công các nước tăng cao... Đồng thời, Việt nam cũng tiếp tục chịu tác động của các xu thế đa cực địa chính trị, xu thế già hóa của dân số, cách mạng công nghệ 4.0, xu thế hình thành các mega-FTA và gia tăng tính kết nối khu vực, xu thế dịch chuyển dữ liệu xuyên biên giới, tác động của biến đổi khí hậu, sự nổi lên của châu Á với 2 quốc gia Trung Quốc, Ấn Độ trong khi đồng USD sẽ giảm dần sức mạnh vốn có. Bên cạnh đó, việc tăng trưởng vẫn chủ yếu phụ thuộc vào vốn (tỷ lệ vốn đầu tư/GDP vẫn ở mức cao, trung bình 33,5%), đóng góp của nhân tố vốn trong tăng trưởng vẫn chiếm tỷ lệ lớn (trên 55%). Bên cạnh đó, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch quá nhanh sang khu vực dịch vụ, trong khi nền tảng công nghiệp còn yếu. Các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao đóng góp còn thấp, chi phí dịch vụ logistic còn cao. Đặc biệt, XK vẫn phụ thuộc vào nhóm hàng do doanh nghiệp (DN) FDI dẫn dắt. Kim ngạch XK tăng, nhưng hàm lượng nội địa trong XK không tăng tương ứng. Các DN trong nước đặc biệt là DN nhỏ và vừa chưa tham gia nhiều vào chuỗi giá trị toàn cầu. Năng lực đổi mới sáng tạo chưa được cải thiện nhiều và vẫn là điểm nghẽn trong phát triển kinh tế của Việt Nam khi cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Ngoài ra, trong phát triển kinh tế, Việt Nam đã, đang và sẽ còn tiếp tục đối diện với nhiều áp lực về chống tham nhũng, lợi ích nhóm; kiểm soát độc quyền kinh tế (nhà nước và tư nhân); bảo vệ quyền lợi người lao động; tăng cường bảo vệ môi trường và an sinh xã hôi; sự gia tăng tình trạng chuyển giá, giả mạo xuất xứ hàng hóa để né và trốn thuế; sản xuất hàng giả, nhái, kém chất lượng; tội phạm buôn lậu núp bóng công ty trong cho vay nặng lãi và buôn ma túy, động vật quý hiếm…Đặc biệt, dịch COVID-19 khởi nguồn từ Trung Quốc đã và đang bùng phát ở trên 100 quốc gia, vùng lãnh thổ, làm hơn 100 nghìn người nhiễm bệnh và làm chết trên 3500 người và sẽ còn để lại tác động đa diện về kinh tế-xã hội, không chỉ cho Trung Quốc, mà còn cả thế giới, trong đó có Việt Nam. Đồng thời, đây còn là phép thử lớn đối với năng lực phản ứng chính sách và phản ứng thị trường trước dịch bệnh toàn cầu của hệ thống chính trị và doanh nghiệp cả nước.Dịch bệnh Covid-19 đang và sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tiêu cực đến hoạt động kinh doanh du lịch, việc thông thương, đi lại tại các cửa khẩu, cũng như nhu cầu sản phẩm nông sản và việc vận chuyển giao nhận hàng hóa giữa các tỉnh, thành của Trung Quốc với Việt Nam; làm chậm lại tiến trình thúc đẩy đàm phán mở cửa thị trường và tháo gỡ khó khăn đối với một số sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.