1. Tại sao trong quá trình tìm đường cứu nước HCM lại chọn cách mạng vô sản? 2. Làm rõ sự chuẩn bị và chớp đúng thời cơ của Đảng trong cách mạng T8?

1 câu trả lời

║ THAM KHẢO NHA ║ CHO MÌNH 4-5 SAO NHA ║ CHÚC BẠN HỌC TỐT ║ CẢM ƠN BẠN RẤT NHIỀU ║

Câu 1:

Trong quá trình tìm đường cứu nước và định hình đường lối cách mạng, Hồ Chí Minh không chỉ hoạt động ở châu Âu, các nước tư bản chủ nghĩa, mà Người còn hoạt động ở phương Đông, châu Á. Mối quan tâm hàng đầu của Người là tình hình Đông Dương, đặc biệt là Việt Nam - nơi đang bị chủ nghĩa thực dân đè nén, thống trị. Với Người, việc nghiên cứu, khảo sát thế giới, khu vực là nhằm hướng tới giải phóng và phát triển dân tộc mình, đặt cách mạng Việt Nam trong phong trào cách mạng thế giới.

Bước ngoặt lớn trong sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh là khi Người giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lê-nin và lựa chọn con đường cách mạng vô sản cho dân tộc mình. Chúng ta biết rằng, mặc dù rất kính trọng các chí sĩ yêu nước của dân tộc, nhưng ngay từ đầu, Hồ Chí Minh không lựa chọn con đường của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học… Quá trình tìm hiểu trên thế giới, Người nhận thấy: các cuộc cách mạng tư sản Pháp, cách mạng tư sản Mỹ chỉ thay thế chế độ bóc lột này bằng chế chế độ bóc lột khác tinh vi hơn chứ không xóa bỏ được áp bức bóc lột. Người cũng không đi theo con đường cứu nước của M.Gan-đi, G.Nê-ru ở Ấn Độ, A.Xu-các-nô ở In-đô-nê-xi-a… Bởi lẽ, Người thấy rất rõ rằng, chỉ có cách mạng vô sản mới thực sự giải phóng dân tộc mình khỏi ách thống trị của đế quốc, thực dân, mới thực hiện được độc lập, tự do cho Tổ quốc, hoà bình và hạnh phúc cho nhân dân. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt đó là vào năm 1920. Tại Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp, Hồ Chí Minh đã cùng với những đại biểu ưu tú của giai cấp công nhân Pháp tán thành Quốc tế III và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Từ một người yêu nước tiến bộ, Người đến với chủ nghĩa Mác – Lê-nin và trở thành người chiến sĩ Cộng sản chân chính. Tháng 7-1920, Người đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lê-nin. Tác phẩm đã giúp Người tìm thấy lời giải cho những câu hỏi lớn về vận mệnh đất nước và con đường giải phóng dân tộc đang đặt ra. Hồ Chí Minh rút ra kết luận quan trọng: muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. Đó là con đường gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn cách mạng Việt Nam với xu thế thời đại. Luận cương của Lê-nin thực sự đem lại cho Hồ Chí Minh ánh sáng mới đầy hy vọng và sự tin tưởng về một tương lai tươi sáng đối với dân ta. Người viết: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”1.Hồ Chí Minh đã viết nhiều tác phẩm xuất sắc về Lê-nin và cuộc Cách mạng Tháng Mười. Ðặc biệt, vào năm 1927, Người viết cuốn sách “Ðường cách mệnh” làm tài liệu huấn luyện cán bộ để chuẩn bị cho việc thành lập Ðảng. Bằng những cứ liệu lịch sử và sự phân tích sâu sắc, Hồ Chí Minh chỉ ra cho nhân dân Việt Nam thấy rằng: công cuộc đấu tranh giải phóng trong thời đại mới không thể đi theo con đường cách mạng tư sản, vì đó là “cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa”2. Người nhấn mạnh, để làm cách mạng thắng lợi, điều kiện hàng đầu là phải có Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công… Người cho rằng: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lê-nin”3. Hồ Chí Minh kết luận: “Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lê-nin”4.Hồ Chí Minh nhiều lần đến nước Nga để nghiên cứu, khảo sát ngay tại quê hương cách mạng Tháng Mười. Tại đây Người thấy rõ hơn sự sinh thành và phát triển của chủ nghĩa xã hội. Những gì đã diễn ra trước, trong và sau cách mạng Tháng Mười, nhất là việc thành lập chính đảng của giai cấp công nhân, việc tận dụng thời cơ giành chính quyền, cách thức tổ chức xã hội, tổ chức quân đội kiểu mới và những chính sách kinh tế - xã hội, nhất là chính sách kinh tế mới (NEP) của Lê-nin; sức sáng tạo to lớn, lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng và tinh thần dũng cảm vô song của các đảng viên, Hồng quân, nhân dân Liên Xô trong các cuộc chiến tranh…, đều được Người nghiền ngẫm và vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam sau này.Thực tiễn thành công của cách mạng Tháng Mười Nga cho thấy: tính ưu việt của chế độ mới theo lý tưởng của Cách mạng Tháng Mười được hiện thực hóa: xóa bỏ tận gốc ách bóc lột người lao động, thực hiện quyền bình đẳng nam nữ, thực hiện giáo dục, chữa bệnh không phải trả tiền, người già cô đơn được chăm sóc, nuôi dưỡng. Sự ra đời và phát triển của Liên Xô là tấm gương sáng, để nhân dân các nước trên thế giới noi theo giành độc lập dân tộc và đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ thực tiễn nước Nga, Hồ Chí Minh nhận thấy: Việt Nam muốn có độc lập, tự do phải đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga. Người thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - đảng Mác-xít, Lê-nin-nít chân chính, để lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng vô sản, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. Thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất và các đoàn thể chính trị - xã hội để tập hợp, đoàn kết toàn dân làm cách mạng. Thành lập Quân đội nhân dân - quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân, với phương châm: “người trước, súng sau”, làm lực lượng nòng cốt cùng toàn dân đấu tranh giành và giữ chính quyền, xây dựng và bảo vệ đất nước… Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng, nhân dân và Quân đội ta đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, chiến đấu giành được nhiều thắng lợi vĩ đại. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đập tan xiềng xích nô lệ hơn 80 năm của thực dân Pháp và hàng trăm năm chế độ phong kiến, đưa lại độc lập, thống nhất cho đất nước, đưa nhân dân ta từ người nô lệ thành người làm chủ xã hội; lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á; mở ra kỷ nguyên phát triển mới cho dân tộc ta, là kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.Thắng lợi của quân và dân ta trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 và Đại thắng mùa Xuân năm 1975, đã giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi đó đã khẳng định một sự thật: dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đi theo con đường cách mạng Tháng Mười, chiến đấu vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, nhân dân Việt Nam hoàn toàn có thể chiến thắng bất cứ kẻ thù xâm lược nào, dù chúng hùng mạnh và thâm  thâm hiểm đến mấy. Thắng lợi của cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới của Tổ quốc, nhân dân ta làm tròn nghĩa vụ quốc tế cao cả, giữ vững chủ quyền lãnh thổ và vững bước trên con đường xã hội chủ nghĩa.Trong những thời điểm phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có sự khủng hoảng nghiêm trọng, Đảng ta đã thể hiện rõ sự kiên cường và sức sáng tạo to lớn. Trong điều kiện chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, đứng trước nhiều khó khăn, thử thách to lớn trong nước và thế giới, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn trung thành với chủ nghĩa Mác – Lê-nin và con đường xã hội chủ nghĩa, được mở ra từ cách mạng Tháng Mười. Đảng đã dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, kiên quyết khắc phục những sai lầm, thiếu sót; kiên trì về chiến lược, nhưng sáng tạo về phương pháp, biện pháp trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hơn 30 năm qua, trước nhiều khó khăn, thách thức to lớn, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành công cuộc đổi mới giành được nhiều thắng lợi; đất nước ta đã có những bước tiến mạnh mẽ trên con đường đi tới mục tiêu: Dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.Những thắng lợi và thành tựu to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta suốt chín thập kỷ qua, đã góp phần khẳng định tầm vóc lớn lao, ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga đối với cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng. Đây cũng là minh chứng sinh động về tính đúng đắn của con đường cách mạng Việt Nam theo gương cách mạng Tháng Mười mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn vào những năm đầu của thế kỷ XX. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Đi theo con đường do Lê-nin vĩ đại đã vạch ra, con đường của Cách mạng Tháng Mười, nhân dân Việt Nam đã giành được thắng lợi rất to lớn. Chính vì vậy mà mối tình gắn bó và lòng biết ơn của nhân dân Việt Nam đối với Cách mạng Tháng Mười vẻ vang, đối với Lê-nin vĩ đại và đối với nhân dân Liên Xô là vô cùng sâu sắc.

Câu 2:

Bài học về dự báo thời cơ và chớp thời cơ trong cách mạng tháng Tám Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã lật đổ chế độ phong kiến lỗi thời, đập tan xiềng xích thực dân gần 100 năm, giành chính quyền về tay Nhân dân. Cách mạng Tháng Tám thành công đã để lại nhiều bài học quý giá cho sự nghiệp cách mạng trong nước và thế giới, trong nhiều bài học quý giá đó, có bài học về dự báo thời cơ và chớp thời cơ.Ngày đăng : 06/08/2021    Xem với cỡ chữ  Bản in

Sau khi thành lập, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm đề ra đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc một cách đúng đắn, sáng tạo, tạo dựng được cơ sở, nền tảng cách mạng vững chắc để chờ đợi thời cơ thuận lợi phát động khởi nghĩa. Có thể thấy, yếu tố chủ quan cho thắng lợi là sự chuẩn bị chính muồi của lực lượng cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng đã trải qua các đợt tập duyệt, qua đó đã tạo được một lực lượng vũ trang vững mạnh, sẵn sàng  bùng nổ khi có lệnh tổng khởi nghĩa.Tuy nhiên, thắng lợi nhanh chóng, ít tổn thất lực lượng là nhờ yếu tố khách quan là thời cơ ngàn năm có một đã được tận dụng một cách triệt để.

Có người đặt câu hỏi: Nếu lệnh Tổng khởi nghĩa phát ra trước mười ngày hay sau mười ngày so với ngày phát-xít Nhật đầu hàng thì tình hình sẽ thế nào? Không ai có thể trả lời lịch sử bằng chữ “nếu”. Nhưng điều chắc chắn là nếu lệnh Tổng khởi nghĩa phát ra không đúng lúc thì cách mạng chẳng những không thành công suôn sẻ mà có khi còn phải trả giá đắt.

Thực dân pháp xâm lược nước ta từ giữa thế kỷ XIX (1858) nhưng khi chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ (1939) Nhật Bản, một đế quốc phát xít ở Châu Á đã dần mở rộng xâm lược khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Năm 1940 khi phát xít Nhật vào nước ta, Pháp và Nhật bắt tay nhau cùng vơ vét, bốc lột. Bằng nhiều chính sách hà khắc của thực dân, phát xít, cuối năm 1944 đầu 1945 Nhân dân ta phải gánh chịu một nạn đói kinh hoàng trong lịch sử khi hơn 2 triệu đồng bào chết đói năm Ất Dậu, hình ảnh được khắc họa trong các vần thơ: Lúa mùa mất sạch mọi nơi / Giặc còn vơ vét hết nồi đến thăng ! / Đói xo khắp xóm khắp làng / Rau dưa chết giá, ngô lang xạc xờ / Buồn trông đồng trắng bãi khô / Lúa chiêm thôi hết ước mơ đầy nồi / Một quan gạo sáu lon thôi / Không tiền mua cám mà nuôi mẹ già / Cháu thơ đói lả ôm bà / Con đeo chân bố khóc la đêm ngày !... (Đói - Tố Hữu, tháng 4-1945).

Từ rất sớm, Đảng ta đã đưa ra dự báo thời cơ, bằng việc phân tích chính xác mâu thuẫn giữa các thế lực đế quốc, nhận định phát xít Nhật sẽ đảo chính hất cẳng thực dân Pháp ở Đông Dương và vạch ra kế hoạch hành động khi xuất hiện tình hình mới. Ngày 15-2-1944, trong bài “Bóc trần mưu gian của đế quốc Nhật! Thống nhất hành động đánh đổ thù chung!” đăng trên Báo Cờ Giải phóng, Tổng Bí thư Trường Chinh xác định sớm hay muộn cuộc đấu súng Nhật - Pháp nhất định sẽ xảy ra. Từ đó đến những tháng đầu năm 1945, vấn đề “cuộc đảo chính của phát xít Nhật” luôn luôn được nhắc tới trong những văn kiện, tài liệu tuyên truyền của Đảng, định hướng công tác chuẩn bị của phong trào cách mạng cho thời điểm “đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Vì thế, ngay trong đêm Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), Hội nghị Thường vụ mở rộng, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Trường Chinh, tại làng Đình Bảng (Bắc Ninh), ra ngay Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” vào ngày 12-3-1945.

Sau khi đảo chính,  Pháp đầu hàng Nhật và giao Đông Dương cho Nhật; như vậy kẻ thù chính của Nhân dân ta lúc nay là phát xít Nhật nên trong bản Chỉ thị nhận định, cuộc đảo chính của Nhật ở Đông Dương tuy gây ra khủng hoảng chính trị, nhưng điều kiện khởi nghĩa chưa thực sự chín muồi. Trung ương xác định kẻ thù mới là phát xít Nhật, dự báo hai khả năng làm xuất hiện thời cơ để Nhân dân ta vùng dậy giành chính quyền trên cả nước. Một là, quân Đồng minh vào Đông Dương đánh Nhật; hai là, Nhật đầu hàng Đồng minh.

Dưới ánh sáng của bản Chỉ thị lịch sử đó, các cấp bộ đảng từ trung ương đến địa phương đã theo dõi sát sao diễn biến mặt trận Thái Bình Dương. Đúng giữa trưa ngày 15-8-1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng các lực lượng Đồng minh. Như vậy, thời cơ xuất hiện như khả năng thứ hai mà Đảng ta đã dự báo. Sau khi Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc và ra Quân lệnh số 1; Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập…giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến, toàn đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta. Chúng ta không thể chậm trễ. Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh đồng bào hãy dũng cảm tiến lên!”. Như cơn sóng trào dâng, Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đạp đổ chính quyền phát xít Nhật và tay sai. Ngày 30- 8- 1945, vua Bảo Đại đọc chiếu thoái vị. Ngày 2-9-1945, lãnh tụ Hồ Chi Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại vườn hoa Ba Đình (Hà Nội). Ba ngày sau, ngày 5-9-1945, với tư cách là chủ nhà, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đón tiếp quân Đồng minh vào tước khí giới quân Nhật trên đất nước ta.

Như vậy, trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, thời cơ tồn tại một cách khách quan trong vòng 20 hôm, bắt đầu từ khi Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng (ngày 15-8) và kết thúc khi quân Đồng minh vào tước khí giới quân Nhật trên đất nước ta theo Hiệp định Pốt-xđam (ngày 5-9). Nếu phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc trước ngày 15-8 quân Nhật còn mạnh và nếu chờ cho quân Đồng minh vào Đông Dương sau ngày 5-9 trên đất nước có nhiều kẻ thù, cách mạng đều không có khả năng thành công. Đảng và Nhân dân ta đã chớp thời cơ, tiến hành tổng khởi nghĩa, giành chính quyền thắng lợi trong ngưỡng thời gian khắc nghiệt đó. Thời cơ ở đây là Nhật đầu hàng quân đồng minh, chính quyền tay sai rệu rã, chúng ta cướp chính quyền từ tay Nhật, nhanh chóng tuyên bố độc lập trước khi quân Đồng Minh mà chủ yếu là quân Anh vào với danh nghĩa là giải giáp phát xít Nhật. Nếu chậm trể không giành được chính quyền, khi quân Đồng Minh vào thì khi đó quân Pháp sẽ được quân Anh hậu thuẫn rất khó để chúng ta tuyên bố độc lập.

Nhờ chủ động, tích cực chuẩn bị mọi mặt cho phong trào cách mạng, hiểu biết sâu sắc về thời cơ cách mạng; dự báo chính xác, nắm bắt kịp thời và chớp thời cơ mau lẹ, trong vẻn vẹn chưa đầy 20 ngày của Mùa thu lịch sử năm 1945, Đảng ta đã lãnh đạo quần chúng nhân dân làm cuộc tổng khởi nghĩa thắng lợi, giành chính quyền, tuyên bố thành lập nước, thành lập Chính phủ lâm thời, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do, hạnh phúc cho quốc gia dân tộc.

Từ bài học học dự báo và chớp lấy thời cơ trong cách mạng tháng Tám có thể thấy việc Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã lãnh đạo, chỉ đạo Nhân dân ta chớp thời cơ, vận dụng và tận dụng thời cơ để tiến hành thành công Cách mạng tháng Tám chính là tiếp nối bài học lịch sử truyền thống hào hùng của ông cha về “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, qua đó chung ta càng cảm nhận sâu sắc hơn về hai câu thơ của Bác ở bài thơ “Học đánh cờ” trong tập thơ “Nhật Ký trong tù” “Lạc nước hai xe đành bỏ phí, gặp thời một tốt cũng thành công”

Bài học đó còn tiếp tục được các thế hệ về sau vận dụng thành công. Điển hình là việc chớp thời cơ, vận dụng và tận dụng thời cơ; phân tích tình hình, thế trận địch – ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, để đưa đến thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954, “vang dội năm châu, chấn động địa cầu” và thắng lợi trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30/4/1975.

Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, Đảng ta nhiều lần khẳng định đất nước đang đứng trước cả những thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen lẫn nhau, đòi hỏi toàn Đảng phải nâng cao quyết tâm chính trị, dự báo chính xác tình hình và có những quyết sách phù hợp. Do đó, bài học về nghệ thuật nắm bắt thời cơ của Hồ Chí Minh trong Cách mạng tháng Tám vẫn mang ý nghĩa thời sự hết sức sâu sắc. Những thời cơ, thuận lợi lớn đã được Đảng và Nhân dân nhận thức đầy đủ, kịp thời. Đó là: hoà bình, hợp tác và phát triển là xu thế chủ yếu của thế giới ngày nay; cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, nền kinh tế tri thức, quá trình toàn cầu hoá đang tạo điều kiện chưa từng có cho các quốc gia xích lại gần nhau, tăng cường hội nhập, phát huy lợi thế; xu hướng dân chủ hoá đời sống xã hội, đời sống quốc tế đang tạo hành lang rộng mở cho các chủ thể, các quốc gia khẳng định vai trò, vị trí của mình. Bên cạnh đó, nhiều khó khăn, thách thức, nguy cơ đang cản trở con đường phát triển của các quốc gia dân tộc: an ninh thế giới bị đe doạ nghiêm trọng bởi các nhân tố truyền thống và phi truyền thống (bạo loạn, xung đột, khủng bố, chiến tranh, tội phạm công nghệ cao, thảm hoạ môi trường…); các thế lực phản động tăng cường chiến lược diễn biến hoà bình chống phá chủ nghĩa xã hội và nhiều chính sách khác cản trở độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia của các nước trên thế giới…

Trên cơ sở nhận thức sâu sắc, đầy đủ về thời cơ và nguy cơ trong thế giới đương đại, Đảng, Nhà nước đã chủ động xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời và tổ chức thực hiện có hiệu quả; đã tranh thủ tốt các thời cơ, thuận lợi và ứng phó phù hợp trước các nguy cơ, thách thức, đẩy lùi nhiều khó khăn. Nhờ vậy, từ năm 1986 đến nay, đất nước ta đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử: bảo vệ, đổi mới và phát triển chủ nghĩa xã hội trước những thử thách nghiệt ngã của lịch sử; khắc phục khủng hoảng, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển; chính trị xã hội ổn định, đời sống Nhân dân có nhiều bước cải thiện rõ rệt, đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố; quốc phòng, an ninh vững chắc, đối ngoại rộng mở, đảm bảo môi trường hoà bình, thuận lợi cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Thế và lực của đất nước, sức mạnh tổng hợp quốc gia được nâng cao, như lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nhấn mạnh“ chưa bao giờ đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày hôm nay”.

Có thể khẳng định: Trong từng thành tựu của công cuộc đổi mới và trong mỗi bước phát triển của đất nước hôm nay đều khởi nguồn từ những bài học kinh nghiệm quý báu đúc kết từ các thời kỳ cách mạng trước đây. Trong đó, bài học kinh nghiệm nắm bắt và chớp thời cơ của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 luôn luôn có giá trị lâu bền và ý nghĩa thời đại. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hôm má đã xám đen lại. Thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm nằm trước, A Sử trói Mị. Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nước mặt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đệm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biệt đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ ... Mị phảng phất nghĩ như vậy. Trong nhà tối bung. Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủđương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cặt nủ dầy mây. A Phủ thờ phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đen lúc gỡ được hết dây trời ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay." rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc..... (Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, NXBGD Việt Nam, 2010) Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích trên để thấy biến đổi tâm trạng của nhân vật. Từ đó, hãy chỉ ra giá trị nhân đạo của tác phẩm.

3 lượt xem
1 đáp án
16 giờ trước