1. Phân tích được tác động tích cực và những vấn đề nảy sinh do CM khoa học kĩ thuật? 2 phân tích được mặt tích cực và tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa . qua đó nêu được toàn cầu hóa vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc ? Giải giúp e với ạ .đang cần gấp

2 câu trả lời

1. Phân tích được tác động tích cực và những vấn đề nảy sinh do CM khoa học kĩ thuật?              Trả lời: Phân tích được tác động tích cực của không những góp phần tạo ra nhiều loại máy móc; thiết bị hiện đại; có nhiều phát minh tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế – xã hội, những vấn đề nảy sinh mà còn không ít phát minh gây tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế – xã hội và môi trường như: những phát minh ra vũ khí giết người, các chất hóa học gây ô nhiễm môi trường…                          
2 phân tích được mặt tích cực và tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa . qua đó nêu được toàn cầu hóa vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc ?                                                                    Trả lời: Đa số các nước ĐPT chỉ có lợi thế so sánh bậc thấp như lao động rẻ, tài nguyên, thị trường.... Đó là một thách thức lớn đối với các nước ĐPT. Nhưng TCH, KVH cũng mang lại cho các nước ĐPT những cơ hội lớn mới, nếu biết vận dụng sáng tạo để thực hiện được mô hình phát triển rút ngắn. Chẳng hạn, bằng lợi thế vốn có về tài nguyên, lao động, thị trường, các ngành công nghiệp nhẹ, du lịch, dịch vụ.... các nước ĐPT có thể tham gia vào tầng thấp và trung bình của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn cầu với cơ cấu kinh tế có các ngành sử dụng nhiều lao động, nhiều nguyên liệu, cần ít vốn đầu tư, công nghệ trung bình tiên tiến tạo ra những hàng hoá - dịch vụ không thể thiếu trong cơ cấu hàng hoá - dịch vụ trên thị trường thế giới. Để làm được việc đó các nước ĐPT có cơ hội tiếp nhận được các dòng vốn quốc tế, các dòng kỹ thuật - công nghệ mới và kỹ năng quản lý hiện đại. Như­ng cơ hội đặt ra như nhau đối với các nước ĐPT, song nước nào biết tận dụng nắm bắt được chúng thì phát triển. Điều đó phụ thuộc vào nhân tố chủ quan, vào nội lực của mỗi nước.                             Xin hay nhất              @linhnguyen176

1) Cách mạng khoa học - công nghệ đã có những tác động tích cực về nhiều mặt như nâng cao năng suất lao động, gia tăng khối lượng các sản phẩm, không ngừng nâng cao mức sống và chất lượng sống của con người, đưa tới những thay đổi lớn và những đòi hỏi mới đối với mỗi con người và mỗi quốc gia, dân tộc. Tuy nhiên, của cách mạng khoa học - công nghệ cũng gây nên những hậu quả tiêu cực, chủ yếu do con người tạo ra, như tình trạng ô nhiễm môi trường, các loại tai nạn và dịch bệnh, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là việc chế tạo các loại vũ khí hiện đại có sức hủy diệt khủng khiếp.

2) Toàn cầu hóa vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển:

- Về thời cơ: 

+ Từ sau chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới được cùng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi. Xu thế chung của thế giới là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển.

+ Các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển và lấy kinh tế làm trọng tâm, cùng sự tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực và quốc tế.

+ Các nước đang phát triển có thể khai thác các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghiệp và kinh nghiệm quản lý từ bên ngoài, nhất là các tiến bộ khoa học - kĩ thuật để có thể "đi tắt đón đầu" rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước.

⇒ Như thế, bối cảnh chung của thế giới vẫn là có nhiều cơ hội và thuận lợi cho các nước trong công cuộc phát triển đất nước. Vấn đề là có tầm nhìn và nắm bắt kịp thời cơ, không bỏ lỡ thời cơ hay không.

- Về thách thức:

+ Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lý nhất trong quá trình hội nhập quốc tế - phát huy thế mạnh; hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro, bất lợi và cả sai lầm; có những bước đi thích hợp, kịp thời.

+ Phần lớn các nước đang phát triển đều từ điểm suất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí thấp, nguồn nhân lực đào tạo có chất lượng còn nhiều hạn chế.

+ Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới và các quan hệ kinh tế quốc tế còn nhiều bất bình đẳng, gây nhiều thiệt hại đối với các nước đang phát triển.

+ Vấn đề sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay.

+ Vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm