1. Nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933? 2. Tại sao nói: trong thập niên 20 của TK XX, nước Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính thế giới? Nguyên nhân đưa đến sự phát triển đó? 3. Nêu hoàn cảnh, nội dung, tác dụng của Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Rudơven? 4. Trình bày nguyên nhân, kết cục, tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai? Liên hệ tình hình thế giới hiện nay? Nhiệm vụ của chúng ta? 5. Nguyên nhân, nguyên cớ thực dân Pháp xâm lược nước ta?
2 câu trả lời
Câu 1:
*Hinh 1*
Câu 2:
- Kinh tế phát triển, trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chình
- Nguyên nhân phát triển:
+ Cải tiến kỹ thuật
+ Thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền
+ Tăng cường độ lao động, bóc lột công nhân
+ Tài nguyên phong phú
+ Ko bị chiến tranh tàn phá
Câu 3:
*Hinh 2*
Câu 4:
*Hinh 3 + 4*
Câu 5:
*Hinh 5*
1.
*Nguyên nhân:
- Do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận.
- Hàng hóa ế thừa, người lao động không có tiền mua.
- Khủng hoảng thừa.
*Diễn biến:
- Cuộc khủng hoảng từ Mĩ nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới. Gây nên hậu quả khủng khiếp ở nhiều nước.
- Từ kinh tế, cuộc đại khủng hoảng lan sang lĩnh vực chính trị. Hàng ngàn cuộc biểu tình, đấu tranh đã diễn ra, nhất là ở các nước tư bản.
- Đời sống nhân dân hết sức khổ cực, các tầng lớp nhân dân điêu đứng.
*Hậu quả:
- Kinh tế bị tàn phá nặng nề.
- Công nhân thất nghiệp, đời sống nhân dân đói khổ.
2.
*Vì:
- Đứng đầu thế giới về các ngành sản xuất ô tô, dầu lửa, thép.
- Tài chính: nắm 60% trữ lượng vàng của toàn thế giới.
*Nguyên nhân:
- Trong những năm 20 của thế kỉ XX Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, là nước giàu nhất thế giới
- Nguyên nhân:
+ Thu được nhiều lợi nhuận do buôn bán vũ khí trong chiến tranh
+ Không bị chiến tranh tàn phá
+ Là nước thắng trận, trở thành chủ nợ của Châu Âu
+ Sớm áp dụng khoa học - kĩ thuật vào trong sản xuất
+ Biết sửu dụng phương pháp quản lí sản xuất tiên tiến, mở rộng qui mô và chuyên môn hoá trong sản xuất
3.
*Hoàn cảnh:
- Cuối năm 1932 Ru - dơ - ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội được gọi chung là Chính sách mới.
*Nội dung:
- Giải quyết thất nghiệp:
- Phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng.
- Tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo việc làm mới ổn định tình hình xã hội.
*Kết quả:
- Giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, xoa dịu mâu thuẫn xã hội.
- Khôi phục được sản xuất.
- Thu nhập của dân số cả nước tăng liên tục từ sau 1933.
⇒ Mĩ thoát ra khỏi khủng hoàng kinh tế.
4.
* Nguyên nhân:
- Những mâu thuẫn về quyền lợi, về thị trường và thuộc địa tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) làm mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ngày càng thêm sâu sắc
- Chủ nghĩa phát xít hình thành ở Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản sau cuộc khủng hoảng kinh tế đã có ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.
- Giữa các nước đế quốc dần dần hình thành hai phái đối nghịch nhau, mâu thuẫn gay gắt với nhau.
* Kết cục:
- Chủ nghĩa phát xít xụp đổ ở Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản. Khối Đồng Minh chiến thắng.
- Gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng :
+ 60 triệu người chết
+ 90 triệu người tàn tật
+ Thiệt hại về vật chất khổng lồ
- Chiến tranh kết thúc dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.
* Tính chất:
- Đây là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, khốc liệt nhất và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nhất cho toàn thế giới.
5.
*Nguyên nhân:
– Cuối thế kỷ XIX các nước tư bản phát triển mạnh cần thị trường và nguồn nguyên liệu
– Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên khoảng sản
- Từ giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở Việt Nam đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng
* Nguyên cớ:
- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô ⇒ Pháp xâm lược Việt Nam.