1) Nêu các bước chính và các biện pháp an toàn trong xây dựng nhà ở 2) Kể tên các nhóm thức ăn chính, cho VD minh họa -Lên đơn 1 thực đơn hợp lý cho bữa ăn trưa của gia đình em 3) Kể tên các phương pháp bảo quản thực phẩm, nêu VD cụ thể Giúp mk vs ạ. Mk cho 5*
2 câu trả lời
1) * Nêu các bước chính xây dựng nhà ở
Bước 1. Chuẩn bị:
+ Thiết kế bản vẽ ngôi nhà và dự tính chi phí xây dựng.
+ Bố trí người xây dựng
- Bước 2. Xây dựng phần thô
+ Làm móng
+ Dựng trụ
+ Xây tường
+ Làm mái (lợp ngói hoặc đổ mái bằng bê tông)
+ Lắp đặt hệ thống điện nước bên trong ngôi nhà
- Bước 3. Hoàn thiện
+ Trát tường
+ Lát nền, làm cầu thang
+ Sơn trong và ngoài nhà.
+ Lắp đặt thiết bị điện, nước, vệ sinh
* Các biện pháp an toàn trong xây dựng nhà ở
Chấp hành nghiêm chỉnh việc kiểm tra thường xuyên về bảo hộ lao động theo quy định của Nhà nước.
– Khu vực đang thi công phải đảm bảo vệ sinh môi trường, gọn gàng, ngăn nắp. Loại bỏ hết tất cả các yếu tố có khả năng gây mất an toàn gồm các vật sắc nhọn, dụng cụ xây dựng không cần thiết, dây điện bị hở, ổ cắm nối tiếp không đảm bảo chất lượng,…
Thi công vào ban đêm phải có đầy đủ hệ thống đèn điện ánh sáng. Xây dựng nhà cao tầng phải có lưới bảo vệ an toàn.
– Sắp đặt, bố trí hợp lý các biển cảnh báo và nội quy an toàn lao động. Các biển này nên để ở những vị trí mà tất cả mọi người đều có thể dễ dàng quan sát, nhìn thấy được.
– Đối với những vị trí có thể gây nguy hiểm trên công trường, đơn vị thực hiện thi công bắt buộc phải có người giám sát, người hướng dẫn, thực hiện nhiệm vụ cảnh báo để đề phòng tai nạn cho người lao động hoặc người dân.
– Người trực tiếp lao động phải được cung cấp về trang bị bảo hộ lao động bao gồm quần áo, giày, mũ, găng tay và các thiết bị cần thiết khác.
2) Kể tên các nhóm thức ăn chính, cho VD minh họa
* Có 4 nhóm thức ăn chính:
-Nhóm giàu chất béo. VD: mè, bơ, các loại hạt,...
-Nhóm giàu vitamin,chất khoáng. VD: trái cây, các loại rau,...
-Nhóm giàu chất đường bột. VD: lúa,gạo, bánh mì,...
-Nhóm giàu chất đạm: VD: cá, thịt bò, trứng,sữa,...
* Lên đơn 1 thực đơn hợp lý cho bữa ăn trưa của gia đình em
- Canh trứng
- Sườn xào chua ngọt
- Đậu đũa luộc
- Thịt bò xào rau củ
- Cơm
( Bữa ăn phải có đầy đủ chất, có rau có thịt, có canh và cơm )
3) Kể tên các phương pháp bảo quản thực phẩm, nêu VD cụ thể
1.1 Sấy khô
- Sấy khô là làm giảm lượng nước có trong thực phẩm để ngăn chặn vi khuẩn làm hỏng thức ăn.
- Nhắc đến sấy khô, phải nhắc đến các loại trái cây sấy như mít, táo, nho, xoài, chuối rất được yêu thích.
- Bên cạnh đó, các loại ngũ cốc như yến mạch, hạt kê, lúa mì cũng có thể sử dụng phương pháp này.
1.2 Muối chua
- Muối chua là hình thức chuyển hóa đường thành acid lactic, có lợi cho hệ tiêu hóa và được sử dụng từ lâu đời. Phương pháp này rất dễ thực hiện và thường áp dụng cho các loại rau, củ như cà rốt, củ cải, dưa leo, cà pháo…
- Tuy nhiên, các thực phẩm muối chua không nên để quá lâu vì chúng sẽ chứa hàm lượng muối cao, khiến bạn dễ mắc các chứng bệnh thận, tim mạch, huyết áp. Hơn nữa, khi dùng thực phẩm quá chua sẽ ảnh hưởng đến dạ dày và sức khỏe.
1.3 Đóng hộp
- Cách bảo quản đóng hộp thường dùng cho rau, củ quả. Trước khi cho vào chai, lọ, hộp để bảo quản các thức phẩm cần được tiệt trùng và sơ chế sạch sẽ.
- Tuy nhiên, phương pháp này không đạt hiệu quả cao và ít được sử dụng hơn các phương pháp còn lạo bởi các vi khuẩn vẫn có thể tấn công và làm hư hỏng thức ăn. Đồng thời, các hộp đựng thực phẩm sau khi mở ra sử dụng sẽ rất nhanh hư nếu không được chế biến kịp thời.
- Bên cạnh đó, phương pháp này đòi hỏi bạn phải tốn nhiều công sức trong khâu tiệt trùng và sơ chế vì nếu kém vệ sinh, không đạt chuẩn sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe như các bệnh về hệ tiêu hóa, đường ruột hay ngộ độc thực phẩm.
1.4 Đông lạnh
- Phương pháp đông lạnh được sử dụng phổ biến hơn cả nhờ vào các thiết bị bảo quản như tủ lạnh, tủ đông…
- Đông lạnh sử dụng nhiệt độ thấp khiến cho vi khuẩn, vi sinh vật không thể phát triển hay hoạt động.
- Với phương pháp này bạn có thể bảo quản các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như cá, thịt, hải sản… trong thời gian dài và giữ được hương vị đặc trưng.
- Tuy nhiên, khi kết thúc quá trình bảo quản trong tủ lạnh bạn phải sử dụng ngay để thực phẩm đông không tiếp xúc lâu ở nhiệt độ thường và cần có phương pháp rã đông khoa học để không làm mất dưỡng chất của thực phẩm.
1.5 Hun khói
- Hun khói được dùng để bảo quản các loại thịt, cá và các chế phẩm từ thịt.
- Hun khói sử dụng nhiệt độ để làm khô thức ăn, giúp thức ăn có hương vị thơm ngon hơn và lâu bị hỏng.
- Tuy nhiên, phương pháp này không nên sử dụng thường xuyên bởi nó có thể gây bệnh ung thư cho con người.
1.6 Hút khí chân không
- Phương pháp hút chân không không thể sử dụng tại nhà như muối chua hay đông lạnh, đóng hộp mà nó cần sự hỗ trợ của máy móc.
- Để bảo quản, bạn cho thực phẩm vào chai, hộp hoặc túi nilon và tiến hành hút chân không, tạo môi trường yếm khí để vi sinh vật không thể phát triển.
* Nhiệt độ bảo quản thực phẩm cần lưu ý
Khi bảo quản thực phẩm, bạn cần lưu ý điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp, cụ thể như sau:
– Bảo quản khô: Lưu trữ thực phẩm ở nhiệt độ từ 50 – 70 độ F, tránh xa ánh sáng vì làm giảm tuổi thị sản phẩm. Đặc biệt, không để thực phẩm trên sàn hoặc sát mép tường.
– Bảo quản lạnh: Cần duy trì nhiệt độ trong tủ từ 32 – 40 độ F.
– Bảo quản đông: Duy trí nhiệt độ từ 0 độ F hoặc thấp hơn.