1. Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn và nêu ý nghĩa của vòng tuần hoàn lớn? 2. Nêu các tác nhân gây ô nhiễm không khí? Theo em cần làm gì để có được một hệ hô hấp khoẻ mạnh? 3. Tiêu hoá là gì? Nêu thành phần và chức năng của Ống tiêu hoá và Tuyến tiêu hoá? 4. Trình bày quá trình tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng? 5. Trình bày quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày? 6. Trình bày quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non? 7. Trình bày cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng?
2 câu trả lời
Đáp án:
1. Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn và nêu ý nghĩa của vòng tuần hoàn lớn?
→ Vòng tuần hoàn lớn: Máu đỏ tươi (nhiều $O_2$) từ tâm thất trái động mạch chủ mao mạch ở các phần trên và dưới cơ thể (thực hiện trao đổi khí với tế bào) tĩnh mạch chủ dưới tâm nhĩ phải.
Nêu ý nghĩa của vòng tuần hoàn lớn?
→ Dẫn máu qua tất cả các tế bào của cơ thể để thực hiện quá trình trao đổi chất
2. Nêu các tác nhân gây ô nhiễm không khí?
→ + Các loại oxit như: nitơ oxit (NO, $NO_2$), nitơ đioxit ($NO_2$), $SO_2$, CO, $H_2$S và các loại khí halogen (Clo, Brom, Iôt).
+ Các loại bụi nặng, bụi đất, đá, bụi kim loại như đồng, chì, sắt, kẽm,...
+ Nhiệt độ.
Theo em cần làm gì để có được một hệ hô hấp khoẻ mạnh?
→ + Giữ ấm cơ thể
+ Chú ý đến ăn uống
+ Rửa tay thường xuyên
3. Tiêu hoá là gì?
→ Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
Nêu thành phần và chức năng của Ống tiêu hoá và Tuyến tiêu hoá?
→ Ống tiêu hoá: miệng, họng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn
Chức năng: là hệ thống nội tạng ở người và các động vật khác làm chức năng nhận thức ăn, tiêu hóa nó để chiết xuất và hấp thụ năng lượng và chất dinh dưỡng, và thải bỏ lượng chất thải còn lại dưới dạng phân.
→ Tuyến tiêu hoá: tuyến nước bọt, tuyến vị, tuyến gan, tuyến tụy và tuyến rộng.
Chức năng: Tuyến tiêu hoá tiết dịch đổ vào ống tiêu hóa.
4. Trình bày quá trình tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng?
(Hình ảnh 1)
5. Trình bày quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày?
(Hình ảnh 2)
6. Trình bày quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non?
* Biến đổi lí học
- Thức ăn hòa loãng trộn đều dịch tiêu hóa
- Các khối lipit được muối mật tách thành các giọt lipit nhỏ.
* Biến đổi hóa học
- Dịch mật cùng dịch tụy và dịch ruột chứa các enzim phân cắt các đại phân tử chất dinh dưỡng.
- Tinh bột thành đường đơn
7. Trình bày cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng?
(Hình ảnh 3)
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
câu1
1 tâm mạch
2 động mạch phổi
3 mao mạch phổi
4 tinh mạch phổi
5 tâm nhĩ trái
6 tâm thất trái
7 động mạch chủ
8 mạo mạch phần trên cơ thể
9 mao mạch phần dưới cơ thể
10 tinh mạch chủ trên
11 tinh mạch chủ dưới
12 tâm nhỉ phải
+ Máu trong vòng tuần hoàn nhỏ được bắt đầu từ tâm thất phải (1) qua động mạch phổi (2), rồi vào mao mạch phổi (3), qua tĩnh mạch phổi (4) rồi trở về tâm nhĩ trái (5).
+ Máu trong vòng tuần hoàn lớn được bắt đầu từ tâm thất trái (6) qua động mạch chủ (7), rồi tới các mao mạch phần trên cơ thể (8) và các mao mạch phần dưới cơ thể (9), từ mao mạch phần trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên (10) rồi trở về tâm nhĩ phải (12), từ các mao mạch phần dưới cơ thể qua tĩnh mạch chủ dưới (11) rồi cũng trở về tâm nhĩ phải (12).
- Vai trò chủ yếu của tim: co bóp tạo lực đẩy máu đi qua các hệ mạch. Vai trò chủ yếu của hệ mạch: dẫn máu từ tim (tâm thất) tới các tế bào của cơ thể, rồi lại từ các tế bào trở về tim (tâm nhĩ).
- Vai trò của hệ tuần hoàn máu: Lưu chuyên máu trong toàn cơ thể.
câu 2
- Các tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ hô hấp của người:
+ Bụi, các khí độc hại như NOx, SOx, CO, nicôtin, ...
+ Các vi sinh vật gây bệnh.
- Các biện pháp hạn chế tác hại của các tác nhân nêu trên
Biện pháp
Tác dụng
- Trồng nhiều cây xanh trên đường phố, công sở, trường học, bệnh viện và nơi ở.
- Điều hoà thành phần không khí (chủ yếu là tỉ lệ O2 và CO2) theo hướng có lợi cho hô hấp.
- Hạn chế việc sử dụng các thiết bị thải ra các khí độc hại
- Không hút thuốc lá.
- Hạn chế ô nhiễm không khí do các chất khí độc (NOx, SOx, CO, nicôtin,...)
- Xây dựng nơi làm việc và nơi ở có đủ nắng, gió, tránh ẩm thấp.
- Thường xuyên dọn vệ sinh.
- Không khạc nhổ bừa bãi.
- Hạn chế ô nhiễm không khí do các vi sinh vật gây bệnh.
- Nên đeo khẩu trang khi đi ngoài đường phố và khi dọn vệ sinh.
- Hạn chế ô nhiễm không khí do bụi.
câu 3
Tiêu hóa là quá trình chuyển đổi thức ăn thành những chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể theo lộ trình: nạp thức ăn vào – nghiền nát – chuyển hóa chất dinh dưỡng – đào thải ra bên ngoài.
Có thể hiểu đơn giản rằng, thức ăn khi được đưa qua đường miệng, tuyến nước bọt sẽ tiết nước bọt để đưa thức ăn qua ống thực quản xuống dạ dày.
Tại dạ dày, thức ăn sẽ được dạ dày co bóp, nghiền nát rồi chuyển hóa những chất dinh dưỡng trong thức ăn để nuôi sống các cơ quan trong cơ thể.
Những chất cặn bã không có tác dụng sẽ được đào thải ra ngoài theo con đường thông qua ruột non và ruột già bằng con đường đại tiện. Vậy nên nếu đường ruột hoạt động không tốt sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa kéo dài và các biến chứng về các bệnh đường ruột khác.
Hệ tiêu hóa ở người được chia ra làm 2 phần: Ống tiêu hóa bao gồm: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng, trực tràng và hậu môn. Tuyến tiêu hóa bao gồm: các tuyến nước bọt ở miệng, tuyến tiêu hóa ở ruột, tụy, gan, mật…
câu 4
Miệng thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, nghiền xé và nhào trộn thức ăn với nước bọt để tạo thành viên nuốt. Quá trình tiêu hóa ở miệng bao gồm hành động nhai và nuốt. Vì phản xạ nuốt là tự động nên khi ăn, con người phải nhai kỹ để không bị nghẹn. Dịch tiêu hóa ở miệng là nước bọt được tiết ra bởi các tuyến nước bọt.
câu 5
Vai trò tiêu hóa ở dạ dàyQuá trình tiêu hóa của con người diễn ra theo chu trình từ Khoang miệng →Thực quản → Dạ dày → Tá tràng →Ruột non → Đại tràng (ruột già) → Trực tràng → Hậu môn.
câu 6
Về quy trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non, đầu tiên thức ăn được nhai nuốt tại miệng, đưa xuống thực quản, qua cơ vòng thực quản dưới xuống dạ dày. Sau khi thức ăn đi vào dạ dày, các cơ dạ dày trộn thức ăn và chất lỏng với dịch tiêu hóa. Dạ dày từ từ đổ thức ăn đã được xay nhuyễn (vị trấp) vào ruột non.
câu 7
* Đặc điểm cấu tạo: - Diện tích bề mặt trong của ruột non rất lớn -> tăng hiệu quả hấp thu (cho phép một số lượng lớn chất dinh dưỡng thấm qua các tế bào niêm mạc ruột trên đơn vị thời gian...). ... - Ruột non có bề mặt hấp thụ rất lớn (tới 400 - 500m2), lớn nhất so với các đoạn khác của ống tiêu hoá.