1/ Khi gặp gỡ, tiếp xúc với người nước ngoài em và các bạn cần phải làm gì 2/ Thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc 3/ Vì sao truyền thống tôn sư trọng đạo ngày nay cần được kế thừa và phát huy

2 câu trả lời

1)Khi gặp gỡ tiếp xúc với người nước ngoài thì không nên lơ họ mà chào hỏi hoặc có thể làm quen nếu muốn để tạo ấn tượng tốt với người nước ngoài
2)Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gìn giữ và tiếp nối cho đời sau những vật chất mang giá trị tinh thần 

3)Vì người Việt Nam chúng ta rất coi trọng công dạy dỗ của những người thầy cô giáo đã dạy chúng ta, thể hiện một truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam

Nếu có gì sai sót mong bạn thông cảm
Chúc bạn học tốt!

1/ Khi gặp gỡ, tiếp xúc với người nước ngoài em và các bạn cần phải làm gì

1) Văn hóa chào ( Truyền thống của nước ta)
+ Hãy đứng lên khi gặp gỡ một ai đó: Đứng với tư thế đĩnh đạc, mắt nhìn thẳng người đối diện thể hiện sự tôn trọng và nói  với người đó

2. Văn hoá bắt tay

+ Khi bắt tay, hãy nhìn thẳng vào mắt người đối diện.

+ Mỉm cười khi bắt tay.

+ Phải đứng khi được giới thiệu với một người khác.

+ Bắt tay bằng tay phải. Hãy nhớ chuyển cặp, giấy tờ, đồ uống hay điện thoại sang tay trái trước khi gửi lời chào của bạn qua cái bắt tay.

+ Bạn phải đứng thẳng và đối diện hoàn toàn với người kia.

+ Bắt tay với tư thế bình đẳng (phụ nữ có thể ngồi) hữu nghị và tôn trọng lẫn nhau. Chỉ nên siết nhẹ biểu hiện sự nồng ấm thân thiết.

+ Bắt tay lần lượt từng người theo thứ tự đến trước, đến sau, người cao tuổi hơn, người có chức vụ cao hơn. Khi ở vị trí xã hội thấp hơn, cần chờ đối tác chìa tay trước.

+ Không cúi lưng hay cầm lấy cả hai tay của người đối diện khi bắt tay.

+ Không tỏ thái độ khúm núm, dù đối tượng là nhân vật quan trọng đến mức nào.

+ Không bắt tay quá lâu, lắc mạnh, lắc lia lịa, kèm theo cười nói oang oang, huênh hoang, toe toét, giơ cả hai tay.

+ Phải nắm chắc tay, đặc biệt nếu bạn là phụ nữ. Phụ nữ với cái nắm tay chặt, không phải siết mạnh, sẽ để lại ấn tượng tốt hơn và được đánh giá là người tự tin, quyết đoán.

+ Giữ tay của người kia một vài giây thay vì nắm hờ và bỏ ra ngay. Làm như vậy sẽ mang đến cảm giác gần gũi, thân thiết hơn.

+ Khi bắt bằng tay phải, tay trái của bạn nên chạm nhanh vào khuỷu tay của người đối diện. Hành động này bổ sung vào sự chân thành và ấm áp của lời chào hỏi.

+ Hãy bắt đầu nói trước khi buông tay, như “Rất hân hạnh được gặp  anh/chị”…

+ Khi buông tay, không nên nhìn xuống dưới bởi nó được coi là dấu hiệu của sự phục tùng, hạ thấp bản thân.

+ Bắt hai tay: Bắt tay kiểu này cũng diễn ra hệt như kiểu trước nhưng nắm cả tay trái. Cách bắt tay này làm tăng diện tích tiếp xúc cơ thể và chỉ nên được sử dụng khi có mối liên hệ cá nhân hay tình cảm với người bắt tay, còn không nó sẽ có cảm giác không chân thành và bị kiểm soát. Vì lí do này nó còn được gọi là kiểu bắt tay chính trị.

+ Bắt tay quyền lực: Cách bắt tay này thường là dấu hiệu của quyền lực. Quay lòng bàn tay hướng xuống có ý thể hiện việc kiểm soát, trong khi quay lòng bàn tay lên trên có ý thể hiện sự chấp nhận kiểm soát.

+ Hãy luôn nhớ rằng mục đích của cái bắt tay trong công việc là chào hỏi, tạm biệt, thể hiện sự chúc mừng hay nhất trí về một vấn đề gì đó. Vì thế, phải thực hiện nó bằng sự ấm áp, thân thiện và chân thành.

3. Văn hoá giới thiệu và tự giới thiệu

* Giới thiệu

+ Giới thiệu người có địa vị thấp cho người có địa vị cao.

+ Giới thiệu tên đi kèm theo chức vụ.

+ Giới thiệu người trong cơ quan trước với đối tác/người mới đến (ưu tiên giới thiệu theo chức vụ, tuổi tác).

* Tự giới thiệu

+ Với đối tác, giới thiệu ngắn gọn về tên, bộ phận làm việc tại EVNGENCO1.

+ Tránh rườm rà.

+ Thái độ khi giới thiệu: lịch sự, khiêm nhường.

4. Văn hoá trong sử dụng danh thiếp

* Sử dụng danh thiếp

+ Cần chuẩn bị trước một ít danh thiếp để khi mới gặp lần đầu có thể trao được danh thiếp ngay/khi đến buổi tiếp khách.

+ Danh thiếp có thể gửi kèm theo quà tặng, đồ lưu niệm, có thể dùng để thăm hỏi, cảm ơn.

+ Không dùng danh thiếp đã cũ, nhàu nát, gãy góc, bẩn.

+ Không viết những thông tin khác trên danh thiếp.

+ Mẫu danh thiếp được sử dụng thống nhất theo quy định của EVNGENCO1.

* Cách trao, đổi danh thiếp:

+ Người tự giới thiệu tự đưa danh thiếp trước.

+ Người được giới thiệu đưa danh thiếp sau khi nhận được danh thiếp của người đối diện.

+ Đứng lên khi đưa danh thiếp, đưa danh thiếp sao cho người nhận có thể lưu nhớ luôn dễ dàng mọi thông tin sau khi nhận.

+ Nếu người đối diện đưa danh thiếp trước, nên gật đầu nhẹ khi nhận danh thiếp.

+ Giữ khoảng cách 1 cánh tay khi nhận danh thiếp. Nhìn và xác nhận lại thông tin trên danh thiếp.

+ Nếu cần thiết, hỏi thông tin về cách phát âm tên hoặc bất cứ thông tin gì chưa rõ trên danh thiếp.

+ Khi trao đổi danh thiếp với nhiều người, hãy bắt đầu với người ở vị trí cao nhất.

+ Khi trao đổi danh thiếp với hai nhóm, hãy bắt đầu với người đứng đầu của cả hai nhóm.

+ Sắp xếp lại danh thiếp sau khi nhận và làm cách nào đó để ghi nhớ những người đã gặp.

2/ Thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

1) Khái niệm:
- Là những giá trị tinh thần được hình thành từ lâu đời của dân tộc và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.- Dân tộc ta có những truyền thống tốt đẹp như: yêu nước, chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, hiếu học, tôn sư trọng đạo... 

 2) Ý nghĩa:
- Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân.- Để góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.    3) Trách nhiệm:
- Phải tự hào, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.- Phê phán, lên án, ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc.

3/ Vì sao truyền thống tôn sư trọng đạo ngày nay cần được kế thừa và phát huy

-Tôn sư trọng đạo là :

+Tôn trọng, kính yêu, biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo ở mọi lúc mọi nơi.

+Coi trọng và làm theo những điều thầy, cô giáo dạy dỗ.

+Có những hành động đền đáp công ơn đối với thầy cô giáo

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

ĐỀ 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu cho dưới: Ngày mai mình sẽ dậy sớm tập thể dục, ngày mai mình sẽ học tiếng Anh,…ngày mai và ngày mai nhưng không biết là ngày mai nào. Đấy là “căn bệnh” khó chữa của nhiều người trẻ hiện nay. Trao đổi vấn đề này, anh Lê Đình Hiếu (tốt nghiệp thủ khoa Trường Đại Học California, Los Angeles UCLA; Forbes Under 30 năm 2016) cho rằng với cá nhân từng người trẻ Việt Nam trong thời kì 4.0, “căn bệnh” này thực sự nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai của các bạn. “Vì sao? Vì thời đại mà các bạn đang sống là thời đại của sự năng động, cập nhật liên tục, nên nếu chậm tay thì cơ hội sẽ vụt mất ngay (…), anh Hiếu chỉ ra. Theo anh Hiếu sinh viên Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để thực hiện hóa ý tưởng của các bạn, tuy nhiên cái cách mà các bạn triển khai ý tưởng lại khiến người ta lo lắng. (…) Anh Hiếu cũng cho rằng để chữa bất kỳ căn bệnh nào đều cần hai yếu tố là phương pháp tác động từ bên ngoài và ý chí tinh thần từ cá nhân bên trong. Xét về góc độ giáo dục, các bạn trẻ đang thiếu những kỹ năng sắp xếp công việc, quản lí thời gian,…việc không quản lí quỹ thời gian của mình đúng cách cũng là một nguyên nhân khiến các bạn lúc nào cũng cảm giác mình không đủ thời gian thực hiện tất cả mọi việc trong một ngày mà cứ chần chừ ngày này qua ngày khác. (…) Nhưng về bản chất vẫn là ý chí và tinh thần của chính bản thân. (…)Nếu như không muốn tự làm hại bản thân, tự tước bỏ những cơ hội quý giá thì ngay từ bây giờ các bạn có sẵn sàng nghiêm túc với bản thân và thôi nuông chiều cảm xúc? Và hôm nay bạn đã làm hết được những điều mà ngày hôm qua mình hứa sẽ làm? (Lần lữa -“căn bệnh” khó chữa của người trẻ - Hoa Nữ) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính. Câu 2: Theo bài viết, nguyên nhân chủ yếu nào đã khiến giới trẻ nảy sinh “căn bệnh” lần lữa rất khó chữa? Câu 3: Vì sao Lê Đình Hiếu cho rằng việc chưa “sẵn sàng nghiêm túc với bản thân” và “nuông chiều cảm xúc” sẽ khiến giới trẻ “tự làm hại bản thân, tự tước bỏ những cơ hội quý giá”?

4 lượt xem
2 đáp án
16 giờ trước