1. Kể tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời Bắc thuộc. Phân tích đặc điểm của các cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc. 2. Kể tên các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm tiêu biểu thời phong kiến. Phân tích nguyên nhân thắng lợi của các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm thời phong kiến. 3. Trình bày nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Ý nghĩa lịch sử sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam? 4. Trình bày hoàn cảnh lịch sử và nội dung cơ bản đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam? Mọi người giúp em với ạ.

2 câu trả lời

BÀI 1:

* Những cuộc khởi nghĩa lớn trong thời Bắc thuộc:

- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40).

- Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248).

- Khởi nghĩa Lý Bí (năm 542).

- Triệu Quang Phục giành độc lập (năm 550).

- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722).

- Khởi nghĩa Phùng Hưng (năm 776 - 794).

- Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ (năm 905).

- Cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ nhất (năm 930 - 931) của Dương Đình Nghệ.

- Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai và chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) của Ngô Quyền.

* Ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa trên là:

- Những cuộc kháng chiến tiêu biểu này đã nói lên tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của cha ông trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược các triều đại phong kiến phương Bắc.

- Thể hiện quyết tâm giành chủ quyền dân tộc và kết thúc bằng chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) đã khẳng định nền độc lập hoàn toàn của dân tộc.

BÀI 1:

* Những cuộc khởi nghĩa lớn trong thời Bắc thuộc:

- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40).

- Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248).

- Khởi nghĩa Lý Bí (năm 542).

- Triệu Quang Phục giành độc lập (năm 550).

- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722).

- Khởi nghĩa Phùng Hưng (năm 776 - 794).

- Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ (năm 905).

- Cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ nhất (năm 930 - 931) của Dương Đình Nghệ.

- Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai và chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) của Ngô Quyền.

* Ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa trên là:

- Những cuộc kháng chiến tiêu biểu này đã nói lên tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của cha ông trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược các triều đại phong kiến phương Bắc.

- Thể hiện quyết tâm giành chủ quyền dân tộc và kết thúc bằng chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) đã khẳng định nền độc lập hoàn toàn của dân tộc.

BÀI 2: 

Việt Nam là một trong những nơi từng chứng kiến nhiều biến động lịch sử, từ khi Kinh Dương Vương được vua cha Đế Minh phân phong cho vùng khu vực miền Nam núi Ngũ Lĩnh cho đến tận ngày nay. Dưới đây là danh sách các cuộc chiến tranh xảy ra tại lãnh thổ Việt Nam hoặc có sự tham gia của Việt Nam xuyên suốt chiều dài lịch sử gần 5000 năm dựng nước, mất nước và giữ nước qua các Triều đại và thời kì. Trong bản danh sách này, ngoài những cuộc kháng chiến chống xâm lược và chủ động tấn công để tự vệ, để mở mang bờ cõi hoặc nghĩa vụ quốc tế ra, còn có bảng thống kê tất cả những cuộc thanh trừng lẫn nhau huynh đệ tương tàn tranh quyền đoạt vị trong nội bộ hoàng thất, những cuộc khởi nghĩa nông dân, những cuộc hỗn chiến giữa các phe phái tướng lĩnh quan lại, giữa những tập đoàn quân phiệt cát cứ và các lãnh chúa địa phương.

BÀI 3 :

Ý nghĩa lịch sử sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời thể hiện bước phát triển biện chứng quá trình vận động của cách mạng Việt Nam; sự phát triển từ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đến ba tổ chức cộng sản, đến Đảng Cộng sản Việt Nam trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và quan điểm cách mạng Nguyễn Ái Quốc.

Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam đã quy tụ ba tổ chức cộng sản thành một đảng cộng sản duy nhất – Đảng Cộng sản Việt Nam, theo một đường lối chính trị đúng đắn, tạo nên sự thống nhất về tư tưởng, chính trị, tổ chức và hành động của phong trào cách mạng cả nước, hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quà tất yếu của cuộc đẩu tranh dân tộc và đẩu tranh giai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam và hệ tư tưởng Mác — Lênin đối với cách mạng Việt Nam. Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là “một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sừ cách mạng Việt Nam ta. Nó chửng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng”.

Về quá trình ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát: “chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930 .

Thực tế lịch sử cho thấy, trong quá trình chuẩn bị chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh không chỉ vận dụng sáng tạo mà còn bổ sung, phát triển thuyết Mác – Lênin về đảng cộng sản. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (năm 1991) chỉ rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân trọn vẹn nhất cho sự kết hợp đó, là tiêu biểu sáng ngời cho sự kểt hợp giai cấp và dân tộc, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội”.

Ngay từ khi ra đời, Đảng đã có cương lĩnh chính trị xác định đúng đắn con đường giải phóng dân tộc theo phương hướng cách mạng vô sản, đây là cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam nắm được ngọn cờ lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam; giải quyết được tình trạng khủng hoảng về đường lối cách mạng, về giai cấp lãnh đạo cách mạng diễn ra đầu thế kỷ XX; mở ra con đường và phương hướng phát triển mới cho đất nước Việt Nam.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và việc Đảng chủ trương cách mạng Việt Nam là một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới đã tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại làm nên những thắng lợi vẻ vang. Đồng thời, cách mạng Việt Nam cũng góp phần tích cực và sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Thực tiễn quá trình vận động của cách mạng Việt Nam trong hơn 80 năm qua đã chứng minh rõ tính khoa học và tinh cách mạng, tính đúng đắn và tiến bộ của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm