1 Chỉ ra các biện pháp tu từ đã học được và nêu tác dụngcuar chúng trong vd sau: a Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng ( Đỗ Trung Quân) b Qua đình ngả nón đầu đình Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu (Ca dao) c Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành ( Nguyễn Duy) 2 Đọc trước các văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước đại Việt ta cho biết a Khái niệm về các thể Cáo, Chiếu, Hịch. b Thuộc văn bản Nước Đại Việt ta c Nêu hoàn cảnh ra đời , xuất xứ của 3 văn bản trên. giúp mình phần 2a và phần 2c

2 câu trả lời

1a. Biện pháp nghệ thuật so sánh : quê hương - con diều biếc

Tác dụng : Cho thấy hình ảnh quê hương hiện lên trong tâm trí mỗi người là những gì thân thuộc và gần gũi nhất , là kí ức tuổi thơ không bao giờ phai nhạt trong trái tim mình.

b. Nghệ thuật điệp : đình

Tác dụng : Nhấn mạnh niềm thương , nỗi nhớ của nhân vật trữ tình với người mình yêu thương.

c. Nghệ thuật nhân hóa : vươn mình, hát ru

Tác dụng : Làm cho câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn, khiến cho cây tre vô tri trở nên có hồn , có tính cách và phẩm chất riêng đáng quý 

2a.Cáo là một thể văn thư có cội nguồn từ Trung Quốc, nhà vua dùng để ban bố cho thần dân nhằm trình bày chủ trương, công bố kết quả một sự nghiệp.

- Chiếu là văn bản hành chính có tính quan phương trong thời kì trung đại, nhằm công bố cho thần dần trong nước biết và thực hiện những nhiệm vụ hay những vấn đề có liên quan tới đời sống quốc gia, dân tộc, vương triều và thường được viết theo lối văn tứ lục biền ngẫu, mỗi câu ngắt thành hai đoạn bốn – sáu hoặc sáu – bốn , có vế đối ở từng cặp câu.

- Hịch là một thể văn thư cổ mà các tướng lĩnh, vua chúa hoặc người thủ lĩnh một tổ chức, một phong trào dùng để kêu gọi cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù.

c. Hoàn cảnh sáng tác của "Chiếu dời đô" :  Năm 1010, Lí Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, đổi tên Đại Việt thành Đại Cồ Việt. Nhân dịp này ông đã viết bài chiếu để thông báo rộng rãi quyết định cho nhân dân được biết

- HCST của " Hịch tướng sĩ " : Được viết vào khoảng thời gian trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai (1285): Khi giặc Nguyên Mông sang xâm lược nước ta lần thứ hai, lúc này quân giặc rất mạnh muốn đánh bại chúng phải có sự đồng tình, ủng hộ của toàn quân, toàn dân, vì vậy Trần Quốc Tuấn đã viết bài hịch này để kêu gọi tướng sĩ hết lòng đánh giặc

- HSCT của bài " Bình Ngô đại cáo " : Mùa đông năm 1427, sau khi diệt viện, chém Liễu Thăng, đuổi Mộc Thạnh, tổng binh Vương Thông đang cố thủ trong thành Đông Quan phải xin hàng, cuộc kháng chiến chống giặc Minh hoàn toàn thắng lợi.Năm 1428: Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lập ra triều đình Hậu Lê, sai Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo để bố cáo cho toàn dân được biết chiến thắng vĩ đại của quân dân trong 10 năm chiến đấu gian khổ, từ nay, nước Việt đã giành lại được nền độc lập, non sông trở lại thái bình.



Câu 1:

a,  Biện pháp tu từ: So sánh: "Quê hương là cánh diều biếc"
 -> tác dụng: gợi tả một không gian nghệ thuật tuyệt đẹp và gợi hoài niệm tuổi thơ gắn liền với cánh diều biếc

b, Biện pháp tu từ: So sánh ngang bằng và không ngang bằng; "bao nhiêu .... bấy nhiêu"

=>Màu đỏ tượng trưng cho lòng son sắt thủy chung. Như ca dao trên người xưa khi đi qua mái đình, nghĩ về tình yêu dành cho người thương nhiều như ngói lợp trên mái , sắc sơn màu đỏ gạch nung như thế. Hay họ lại nhớ nhung những lần hò hẹn gặp gỡ tại mái đình .

c, Biện pháp tu từ: Nhân hóa: "Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành."

=> Tác dụng: Động từ đu, vươn mình, ru là nhân hóa cây tre xanh lên thành con người , con người VN , lạc quan yêu đời dù có nguy hiểm khó khăn ra sao đi chăng nữa, thể hiện cho tinh thần dũng cảm của người VN dù nguy hiểm khó khăn túng thiếu vẫn vui vẻ yêu đời.

Câu 2:

a. 

- Cáo: là thể văn nghị luận cổ thưởng được vua chúa hoăc thủ lĩnh dùng để trình bày 1 chủ trương hay công bố kết quả 1 sư nghiệp để mọi người cùng biết.
- Hịch: là thể văn nghị luận thời xưa,thường đc vua chúa tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh 1 phong trào dùng để cổ động,thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
- Chiếu:là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh. Chiếu có thể viết bằng văn vần, văn biền ngẫu hoặc văn xuôi, được công bố và đón nhận 1 cách trang trọng.

c. Hoàn cảnh ra đời và xuất xứ:

- Chiếu dời đô: Năm 1010, Lí Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, đổi tên Đại Việt thành Đại Cồ Việt. Nhân dịp này ông đã viết bài chiếu để thông báo rộng rãi quyết định cho nhân dân được biết.

- Hịch tướng sĩ: Khi giặc Nguyên - Mông có ý định xâm chiếm nước ta lần nữa. Lúc ấy, quân ta vừa thắng nên chủ quan => Trần Quốc Tuấn viết bài hịch nhằm củng cố ý chí của binh lính

- Nước Đại Việt ta:  Đầu năm 1428, sau khi quân ta đại thắng, Nguyễn Trãi đã thừa lệnh vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) soạn thảo Bình Ngô đại cáo để thông cáo với toàn dân về sự kiện có ý nghĩa trọng đại này.