1 Cần phải làm gì để phòng tránh nhiễm trùng nhiễm độc thực phẩm trong gia đình 2 Mục đích của việc phân nhóm thức ăn là gì ? Thức ăn được phân làm mấy nhóm kể tên các nhóm đó 3 Nêu các nguyên tắc xây dựng thực đơn 4 Mục đích của việc thay đổi món ăn là gì. Có thể thay đổi món ăn theo những phương pháp nào 5 Nêu nguồn gốc và chức năng dinh dưỡng của chất đạm 6 Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn 7 Để tổ chức bữa ăn hợp lí cần dựa vào những nguyên tắc nào 8 Sinh tố a có vai trò gì 9 Nêu vai trò của chất xơ

2 câu trả lời

1.Những biện pháp giúp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

  1. Vệ sinh sạch sẽ Bạn cần rửa tay và vệ sinh bàn làm việc hay học tập thường xuyên. ...
  2. Phân loại thực phẩm. Bạn cần tách các loại thịt đỏ, gia cầm, hải sản và bảo quản riêng biệt trong tủ lạnh sau khi mua về. ...
  3. Nấu ăn. ...
  4. Sử dụng tủ lạnh. ...
  5. Kiểm tra hạn sử dụng.

2. Việc phân nhóm thức ăn giúp cho người tổ chức bữa ăn mua đủ các loại thực phẩm cần thiết và thay đổi món ăn cho đỡ nhàm chán, hợp khẩu vị, thời tiết... mà vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng theo yêu cầu của bữa ăn. - Thức ăn được phân làm 4 nhóm đó là : + Nhóm giàu chất béo. + Nhóm giàu vitamin, chất khoáng.

3. Nguyên tắc xây dựng thực đơn :

- Số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất bữa ăn 

- Đầy đủ các loại thực phẩm chính theo cơ cấu bữa ăn

- Đảm bảo nhu cầu về dinh dưỡng , hiệu quả kinh tế .

4. 

- Sự thay đổi món ăn hằng ngày sao cho đa dạng hơn là rất cần thiết. Ngoài việc tạo cho chúng ta có cảm giác ngon miệng, việc thay đổi món ăn hằng ngày sẽ cung cấp cho cơ thể chúng ta đầy đủ các nguyên tố hóa học, trong đó có các nguyên tố vi lượng, vitamin... và hàm lượng axit amin ko thay thế cần thiết.

- Thay đổi món ăn theo những phương thức sau :

+ Thay khẩu vị bữa ăn

+ Ăn theo những món đầy đủ chất dinh dưỡng.

5.

Nguồn cung cấp:

- Thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu,...

Chức năng dinh dưỡng:

- Tạo hình giúp cơ thể phát triển tốt.

- Xây dựng và tu bổ các tế bào.

- Cung cấp năng lượng cho cơ thể

6. Nhiệt độ cơ thể cao hơn sẽ tăng tốc độ hoạt động của các tế bào, bao gồm cả những tế bào chống lại bệnh tật, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc virus nhanh hơn. Nhiệt độ cơ thể cao hơn cũng khiến vi khuẩn và virus phát triển mạnh hơn trong cơ thể.

7. 

Khi tổ chức bữa ăn, có một số nguyên tắc căn bản cần nhớ như sau:

  1. Nhu cầu các thành viên trong gia đình. ...
  2. Điều kiện tài chính. ...
  3. Sự cân bằng chất dinh dưỡng được thể hiện qua việc chọn mua thực phẩm phù hợp. ...
  4. Sự thay đổi món ăn và hình thức trình bày.
  5. Chế độ ăn uống cho từng đối tượng.

8. Vitamin A có tác dụng bảo vệ mắt, chống quáng gà và các bệnh khô mắt, đảm bảo sự phát triển bình thường của bộ xương, răng, bảo vệ tính toàn vẹn của tế bào biểu mô, niêm mạc, da.

9. Lợi ích của chất xơChất xơ tan tạo cảm giác no lâu giúp ngăn ngừa thừa cân, béo phì, phòng tiêu chảy và các rối loạn đường tiêu hóa do loạn khuẩn, đồng thời góp phần làm giảm cholesterol trong máu.

1.

-Sử dụng nước sạch trong ăn uống

-Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ

-Chọn thực phẩm tươi và nấu kỹ

-Giữ vệ sinh nơi chế biến thực phẩm và đồ dùng nấu nướng

-Bảo quản thức ăn chín và đun kỹ lại trước khi ăn

2.

- Việc mua nhóm thức ăn giúp cho người tổ chức thức ăn mua đủ các loại thực phẩm cần thiết và thay đổi món ăn cho đỡ nhàm chán, họp khẩu vị, thời tiết,... mà vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng theo yêu cầu của bữa ăn.
- Thức ăn được phân làm 4 nhóm:
          + Nhóm giàu chất béo
          + Nhóm giàu Vitamin và chất khoáng
          + Nhóm giàu chất đường bột
          + Nhóm giàu chất đạm.

3. Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bữa ăn:
- Số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn (ăn thường ngày, ăn tiệc,..)
- Đủ các loại thức ăn phù hợp với cơ cấu bữa ăn.
- Đảm bảo nhu cầu về dinh dưỡng, về hiệu quả kinh tế của bữa ăn.

4.

-Sự thay đổi món ăn hằng ngày sao cho đa dạng hơn là rất cần thiết. Ngoài việc tạo cho chúng ta có cảm giác ngon miệng, việc thay đổi món ăn hằng ngày sẽ cung cấp cho cơ thể chúng ta đầy đủ các nguyên tố hóa học, trong đó có các nguyên tố vi lượng, vitamin... và hàm lượng axit amin không thay thế cần thiết.

-Những phương pháp thay đổi món ăn

+Thay cơm bằng mì , bún , bánh mì , cháu  ,...
+Thay đồ ăn thường ngày thành các món đơn giản nhưng đầy đủ chất dinh dưỡng
4. Nguồn cung cấp : thịt , cá , trứng sữa , các thức ăn từ đạu nành
- Giup tăng trưởng thể chất , trí tuệ
- Tái tạo tế bào chết
- Tăng khả năng đề kháng

 6. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn:

-Nhiệt độ : 100o C – 115oC Vi khuẩn bị tiêu diệt

- Nhiệt độ : 50oC – 80oC Vi khuẩn không thể sinh nở nhưng cũng không chết hoàn toàn

- Nhiệt độ : 0oC – 37oC Vi khuẩn sinh nở mau chóng

- Nhiệt đô : -10oC – 20oC Vi khuẩn không thể sinh nở nhưng cũng không chết.

7.

- Nhu cầu các thành viên trong gia đình.

- Điều kiện tài chính.

- Sự cân bằng chất dinh dưỡng được thể hiện qua việc chọn mua thực phẩm cho phù hợp.

- Sự thay đổi món ăn và hình thức trình bày.

8.

-Sinh tố A hay vitamin A có tác dụng bảo vệ mắt, chống quáng gà và các bệnh khô mắt, đảm bảo sự phát triển bình thường của bộ xương, răng, bảo vệ tính toàn vẹn của tế bào biểu mô, niêm mạc, da.

9.

-Chất xơ tan tạo cảm giác no lâu giúp ngăn ngừa thừa cân, béo phì, phòng tiêu chảy và các rối loạn đường tiêu hóa do loạn khuẩn, đồng thời góp phần làm giảm cholesterol trong máu.