1. Bốn câu thơ cuối bài " Quê hương" thể hiện nỗi nhớ của nhà thơ. Theo em, nỗi nhớ ấy có j đặc biệt. 2. Bài thơ " Quê hương" cho em hiểu j về tình cảm của Tế Hanh với cảnh vật, cuộc sống và con người quê ông. 3. a, Viết đoạn văn phân tích biện pháp tu từ trong việc miêu tả hình ảnh con thuyền ra khơi. b, Viết đoạn văn phân tích biện pháp tu từ trong việc miêu tả hình ảnh con thuyền trở về nằm trên bến

2 câu trả lời

1, Nỗi nhớ ấy đặc biệt ở chỗ:

- Đó là nỗi nhớ về quê hương của chính mình chứ không phải nhớ đến những gì cao xa vời vợi

- Hơn nữa, đó lại là nhớ về những gì giản dị nhất, đơn sơ nhất, đặc trưng nhất của quê hương: cá xanh,...

- Tác giả còn nhớ đến vị "mặn" của biển => Biển nào cũng có vị mặn nhưng hương vị "mặn" này không đơn thuần là vị của biển mà nó còn là mồ hôi, nước mặt, sự lao động vất vả của người dân làng chài.

2, Tình cảm trong sáng, đơn thuần nhưng lại vô cùng đẹp đẽ và cao cả của Tế Hanh.

3,

a, Khi miêu tả hình ảnh con thuyền ra khơi, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã" vừa tăng tính gợi hình, gợi cảm, gợi tả cho câu thơ vừa khắc họa hình ảnh con thuyền khi ra khơi. Chưa dừng lại ở đó, ở những câu thơ tiếp theo, tác giả còn đi vào đặc tả chi tiết con thuyền bằng việc sử dụng hàng loạt các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa "Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang/ Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng/ Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...". Từ đó, người đọc có những hình dung rõ nét về con thuyền của người dân làng chài. Động từ mạnh "phăng", "rướn" thể hiện hành động dứt khoát, khẩn trương của con thuyền trên hành trình ra khơi.

b, Khi miêu tả hình ảnh con thuyền trở về nằm trên bến, tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm" vừa cụ thể hóa, trừu tượng hóa hình ảnh con thuyền vừa thể hiện sự nghỉ ngơi của con thuyền cũng như người dân làng chài sau một ngày ra khơi vất vả về mệt nhọc. Qua đó, tác giả thể hiện tình thương bao la với quê hương của mình. 

1:

Nhắc đến thơ Tế Hanh, người đọc sẽ nghĩ ngay tới một hồn thơ tràn ngập tình yêu quê hương, đất nước. Một trong những bài thơ tiêu biểu của Tế Hanh chính là bài "Quê Hương". Một trong những yếu tố góp phần làm nên cái hay của bài là việc thể hiện tình cảm của tác giả trong khổ thơ cuối bài : Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ ....... Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá Với cụm từ "luôn tưởng nhớ", ta có thể cảm nhận được quê hương luôn nằm trong tâm hồn , trái tim của tác giả. Tác giả "tưởng nhớ' đến con thuyền, cánh buồm, nhớ những con cá và đặc biệt hơn cả là tác giả nhớ cả cái ''Mùi nồng mặn". Tế Hanh nhớ quê thông qua những hình ảnh hết sức gần gũi , quen thuộc đối với người dân vạn chài và hơn thế, chúng là biểu tượng của làng quê tác giả. Câu thơ cuối cùng với nghê thuật ẩn dụ đã rât thành công trong việc diễn tả nỗi nhớ quê da diết của tác giả. Khổ thơ cuối bài đã thể hiện một cách sâu sắc tình yêu quê và nỗi nhớ quê da diết của Tế Hanh.

2:

Qua bài thơ, ta có thể cảm nhận được tình cảm yêu quê hương trong sáng, thắm thiết và sâu nặng của nhà thơ Tế Hanh. Ông gắn bó khăng khít với quê hương, với cuộc sống của con người nơi đây như máu thịt của mình. Trong xa cách, lúc nào nhà thơ cũng đau đáu nhớ thương quê hương của mình. Nỗi nhớ được nói lên một cách giản dị, tự nhiên, chân thành mà sâu sắc. Tế Hanh nhớ tất cả, từ màu nước xanh, cá bạc, cánh buồm vôi... rồi cuối cùng hội tụ lại ở cái mùi nồng mặn. Nỗi nhớ và tình yêu quê hương của ông luôn đầy ắp và được thổi hồn vào trong mỗi câu thơ

3:

a)Quê hương nhà thờ là một cù lao nổi giữa bốn bề sông nước. Dân làng sống bằng nghề chài lưới, cuộc đời gắn chặt với biển cả mênh mông. Làng nghèo giống như bao làng biển khác nhưng khi,đi xa, nhà thơ thương nhớ đến quặn lòng. Nhớ nhất là khung cảnh:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Đoàn thuyền nối đuôi nhau rời bến lúc bình minh. Cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Bầu trời cao lồng lộng đồng điệu với lòng người phơi phới. Hình ảnh các chàng trai xứ biển vạm vỡ và con thuyền băng băng lướt sóng đã in đậm trong tâm tưởng nhà thơ:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.

b)

Trong hai câu thơ trên , tác giả Tế Hanh đã miêu tả con thuyền bằng nghệ thuật nhân hóa ( im , trở về , nằm , nghe ).Tâm hồn nhà thơ thật tinh tế , nhạt cảm khi lắng " nghe" được sự gian lao , mệt mỏi của con thuyền sau chuyến ra khơi . Chiếc thuyền được nhân hóa trở nên thân thương , gần gũi biết bao nhiêu . Nhưng tài tình nhất là Tế Hanh " nghe " thấy cả chất muối thấm dần qua thớ vỏ của những con thuyền khi đang nghỉ ngơi trên bãi . Một sự chuyển đổi cảm giác thầy thi vị ! Chắc chỉ Tế Hanh mới có cảm giác này.Đâu có phải Tế Hanh chỉ nhân hóa mỗi con thuyền . Tế Hanh còn nhân hóa cả bến đỗ khi mong "mỏi" và lo lắng cho con thuyền sao mãi chưa về . Bởi bến quê , cuộc sống lao động , vật lộn với sóng cả để mưu sinh  của con người nơi đây đã trở thành một mảnh tâm hồn của người con li hương. Vần thơ giản dị mà giàu cảm xúc , mang tính triết lí về lao động trong thanh bình. Các câu thơ trên cho thấy tác giả thường hóa thân vào các sự vật để tự nghe tiếng lòng "đang thổn thức đang thì thầm" . Chỉ bằng một vài chi tiết chọn lọc , qua kí ức của nhà thơ , hình ảnh về làng chài với chiếc thuyền , cánh buồn , người dân khỏe khoắn đã được tái hiện một cách sinh động và nồng ấm bởi cái vị mặn mòi của biển ,cái nồng nàn trong trái tim và giúp ta hiểu được tình yêu quê hương sâu sắc của Tế Hanh.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
4 lượt xem
2 đáp án
3 giờ trước