Vùng Đông Nam Bộ - Phần 1. Tự nhiên và dân cư - xã hội

Đông Nam Bộ đã phát huy có hiệu quả các thế mạnh về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cũng như dân cư – xã hội và trở thành vùng có nền kinh tế phát triển năng động nhất nước ta.

1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ.

- Diện tích: 23 550 km2.

- Dân số: 10,9 triệu người  (2002)

- Vị trí : phía đông giáp Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, phía tây giáp Đồng bằng sông Cửu Long, phía bắc giáp Cam Puchia và phía đông nam giáp biển Đông.

=> Ý nghĩa: Vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á; tiếp giáp với Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, tạo khả năng giao lưu kinh tế với các vùng xung quanh và quốc tế.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

* Thuận lợi: 

- Địa hình thoải, khá bằng phẳng thuận lợi cho xây dựng các công trình, nhà cửa.

- Đất ba dan, đất xám

- Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nóng ẩm

=> Thích hợp phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, đậu tương, lạc, mía, đường, thuốc lá, hoa quả.

- Sông ngòi: sông Đồng Nai có giá trị thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

- Rừng tuy không nhiều nhưng có ý nghĩa lớn về mặt du lịch và đảm bảo nguồn sinh thủy cho các sông trong vùng.

- Biển biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế à phát triển đánh bắt, nuôi trồng hải sản, giao thông vận tải biển.

- Thềm lục địa nông rộng, giàu tiềm năng dầu khí à phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí.

* Khó khăn:

- Ít khoáng sản.

- Nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị. 

3. Đặc điểm dân cư, xã hội.

- Đặc điểm:

+ Là vùng đông dân (TP.Hồ Chí Minh là một trong những thành phố đông dân nhất cả nước).

+ Mật độ dân số khá cao (434 người/km2).

+ Tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước.

- Thuận lợi:

+ Lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, người lao động có tay nghề cao, năng động.

+ Nhiều di tích lịch sử, văn hoá có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch.

- Khó khăn: lao động từ nơi khác đến nhiều nên dân số tăng cao gây sức ép dân số đến các đô thị trong vùng.

Câu hỏi trong bài