1. Các dân tộc ở Việt Nam.
* Thành phần dân tộc:
- Việt Nam có 54 dân tộc:
+ Người Việt (Kinh) chiếm đa số, khoảng 86% dân số cả nước.
+ Các dân tộc ít người chiếm 13,8% dân số.
- Mỗi dân tộc có đặc trưng về văn hoá, thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán,…
=> Làm cho nền văn hóa Việt Nam thêm phong phú, giàu bản sắc.
- Ngoài ra, có một bộ phận người Việt định cư ở nước ngoài (Việt kiều).
* Trình độ phát triển kinh tế:
- Người Việt:
+ Có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, có nhiều nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo.
+ Là lực lượng lao động đông đảo trong các ngành kinh tế và khoa học – kĩ thuật.
- Các dân tộc ít người: có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong các lĩnh vực: trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, làm nghề thủ công.
- Người Việt định cư ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
2. Phân bố các dân tộc.
a) Dân tộc Kinh.
Phân bố rộng khắp cả nước, song tập trung nhiều ở các vùng đồng bằng, trung du và ven biển.
b) Các dân tộc ít người.
- Phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
- Sự khác nhau về các dân tộc và phân bố dân tộc giữa các khu vực:
+ Khu vực Trung du và miền núi phía Bắc: là địa bàn cư trú của trên 30 dân tộc.
Vùng thấp: người Tày, Nùng (tả ngạn sông Hồng) và người Thái, Mường (hữu ngạn sông Hồng).
Sườn núi 700 – 1000m: người Dao.
Vùng núi cao: người Mông.
+ Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên: có trên 20 dân tộc, cư trú thành vùng khá rõ rệt (người Ê-đê, Gia-rai, Cơ –ho…)
+ Khu vực Duyên hải cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: người Chăm, Khơ –me cư trú thành từng dải; người Hoa chủ yếu ở các đô thị (TP. Hồ Chí Minh).
- Hiện nay, phân bố dân tộc có nhiều thay đổi, một số dân tộc ở miền núi phía Bắc đến cư trú ở Tây Nguyên. Nạn du canh, du cư được hạn chế, đời sống các dân tộc nâng lên.