Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết di tích lịch sử nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?
B1. Nhận dạng kí hiệu các di tích lịch sử ở Atlat Địa lí trang 3.
B2. Lần lượt xác định vị trí các di tích mà yêu cầu đề ra cho -> tìm ra di tích lịch sử không thuộc Đông Nam Bộ.
- Các di tích lịch sử thuộc Đông Nam Bộ là: Bến Cảng Nhà Rồng, địa đảo Củ Chi (thuộc TP. Hồ Chí Minh), nhà tù Côn Đảo (thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).
- Địa đảo Vĩnh Mốc là di tích lịch sử thuộc tỉnh Quảng Trị -> không thuộc Đông Nam Bộ.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết các tỉnh (thành phố) giáp biển của Đông Nam Bộ là
B1. Quan sát Atlat Địa lí trang 29, xác định đường bờ biển thuộc phạm vi lãnh thổ của Đông Nam Bộ -> phía đông nam của Đông Nam Bộ giáp biển.
B2. Tên các tỉnh tiếp giáp biển thuộc Đông Nam Bộ là: TP. Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu
Dạng địa hình đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ là
Đông Nam Bộ có địa hình chủ yếu là bán bình nguyên với đặc điểm thoải, khá bằng phẳng -> thuận lợi cho xây dựng các công trình, nhà cửa.
Hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đông Nam Bộ là
Hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đông Nam Bộ là đất badan và đất xám.
Khí hậu Đông Nam Bộ có đặc điểm nổi bật là
Khí hậu Đông Nam Bộ có đặc điểm nổi bật là khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm
Tài nguyên khoáng sản giàu có ở vùng thềm lục địa phía nam của Đông Nam Bộ là
Tài nguyên khoáng sản giàu có ở vùng thềm lục địa phía nam của Đông Nam Bộ là dầu khí.
Vùng có thế mạnh trong khai thác thủy sản nhờ
Đông Nam Bộ tiếp giáp với vùng biển ở phía đông nam lãnh thổ, biển ấm, ngư trường rộng lớn (Bà Rịa – Vũng Tàu), hải sản phong phú => thuận lợi cho khai thác thủy sản.
Hạn chế về điều kiện tự nhiên đối với phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ là
Hạn chế về điều kiện tự nhiên đối với phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ là trên đất liền ít khoáng sản, diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp.
Dòng sông có vai trò quan trọng nhất đối với Đông Nam Bộ là
Dòng sông có vai trò quan trọng nhất đối với Đông Nam Bộ là sông Đồng Nai: sông có giá trị thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
Ý nghĩa lớn nhất của vị trí địa lí Đông Nam Bộ trong phát triển nền kinh tế mở hiện nay
Đông Nam Bộ có vị trí gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á; tiếp giáp với Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long => tạo khả năng giao lưu kinh tế với các vùng xung quanh và quốc tế, cụ thể:
+ Từ Đông Nam Bộ có thể dễ dàng tiếp cận với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á bằng đường bộ, đường hàng không, đường biển… với khoảng cách không quá xa.
+ Liền kề các vùng nguyên liệu lớn: Đồng bằng sông Cửu Long (lương thực, thủy sản), Tây Nguyên (cây công nghiệp), Duyên hải Nam Tung Bộ (thủy sản); đây cũng là các thị trường tiêu thụ sản phẩm của vùng.
Thế mạnh của nguồn lao động ở vùng Đông Nam Bộ không phải là
Đông Nam Bộ có lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, người lao động có tay nghề cao, năng động, tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học kĩ thuật. Vùng ít chịu ảnh hưởng của các thiên tai nên lao động của vùng không có nhiều kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai.
=> Nhận xét A không đúng.
Đặc điểm dân cư – xã hội không đúng với Đông Nam Bộ là
Đặc điểm dân cư – xã hội Đông Nam Bộ:
- Đông Nam Bộ là vùng đông dân (TP.Hồ Chí Minh là một trong những thành phố đông dân nhất cả nước). => nhận xét A đúng
- Mật độ dân số khá cao (434 người/km2) => nhận xét: vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước là không đúng (Đông bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhât nước) => nhận xét B không đúng.
- Vùng có nguồn lao động dồi dào, người dân năng động, sáng tạo, có trình độ chuyên môn cao.
- Có nhiều di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng.
=> Nhận xét C, D đúng.
Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước vì
- Hiện nay, Đông Nam Bộ là vùng có cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa (khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ phát triển mạnh), đồng thời thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài.
=> Công nghiệp phát triển, tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất; các hoạt động dịch vụ (đầu tư tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch…) cũng phát triển mạnh tạo nên cơ cấu ngành nghề rất đa dạng.
=> Người lao động dễ tìm được việc làm (gồm cả lao động phổ thông và lao động lành nghề có trình độ kĩ thuật cao), thu nhập của người lao động tương đối cao hơn mặt bằng của cả nước.
- Mặt khác, nhiều địa phương trong vùng có những chính sách ưu đãi thu hút lao động, đặc biệt là lao động có chuyên môn kĩ thuật cao.
=> Do vậy, Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước.
Cho biểu đồ:
Biểu đồ thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2000 – 2015
Nhận xét nào sau đây không đúng:
Nhận xét:
- Số dân thành thị đông, tăng nhanh và liên tục, từ 4380,7 nghìn ha (năm2000) lên 6730,7 nghìn ha (năm 2015).
- Tỉ lệ dân thành thị cao trên 80% (năm 2000: 83,8%; năm 2015: 81,6%).
- Tỉ lệ dân thành thị có sự biến động nhẹ.
+ Giai đoạn 2000 – 2005, tỉ lệ dân thành thị tăng lên.
+ Giai đoạn 2005 – 2015 tỉ lệ dân thành thị có xu hướng giảm.
=> Nhận xét B: Tỉ lệ dân thành thị tăng liên tục là không đúng; các nhận xét A, C, D đúng.
Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ lệ dân thành thị của Đông Nam Bộ cao nhất cả nước là do
Đông Nam Bộ là vùng kinh tế năng động, tốc độ công nghiệp hóa nhanh:
Ngành công nghiệp của vùng phát triển nhất nước ta với cơ cấu ngành đa dạng và hoàn chỉnh nhất, chiếm tỉ trọng cao. Các hoạt động dịch vụ, đầu tư nước ngoài cũng phát triển mạnh.
=> Hình thành nên các trung tâm kinh tế với cơ cấu ngành đa dạng => tạo nhiều cơ hội việc làm có thu nhập hấp dẫn cho lao động, đặc biệt là lao động có chuyên môn cao => do vậy vùng thu hút phần lớn dân cư về các khu vực thành phố, đô thị, các trung tâm kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao -> tỉ lệ dân thành thị của vùng cao nhất cả nước.