Đồng bằng sông Cửu Long tiếp giáp với vịnh Thái Lan ở phía
Đồng bằng sông Cửu Long tiếp giáp với vịnh Thái Lan ở phía tây nam.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết tỉnh nào sau đây của Đồng bằng sông Cửu Long có chung đường biên giới với Campuchia?
B1. Nhận dạng kí hiệu đường biên giới quốc gia trên đất liền ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 29.
B2. Xác định giới hạn đường biên giới quốc gia trên đất liền giữa vùng Đông Nam Bộ với Cam-pu-chia.
=> Có 4 tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long có chung đường biên giới với Campuchia là: Kiên Giang , An Giang, Đồng Tháp, Long An.
Nhóm đất có giá trị lớn nhất, thích hợp cho phát triển sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long là
Nhóm đất có giá trị lớn nhất, thích hợp cho phát triển sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long là đất phù sa ngọt với diện tích lớn (1,2 triệu ha), độ phì cao, màu mỡ => thuận lợi cho phát triển sản xuất lương thực, đặc biệt cây lúa nước.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết đất phù sa sông thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long phân bố chủ yếu ở
B1. Nhận dạng kí hiệu đất phù sa sông ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 11
B2. Kí hiệu đất phù sa sông phân bố chủ yếu dọc hai hệ thống sông Tiền và sông Hậu
=> Đất phù sa sông thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long phân bố chủ yếu ở dọc sông Tiền và sông Hậu.
Đặc điểm khí hậu của Đồng bằng sông Cửu Long thuận lợi cho phát triển nông nghiệp là
Đặc điểm khí hậu của Đồng bằng sông Cửu Long thuận lợi cho phát triển nông nghiệp ( đặv biệt cây lúa nước) là khí hậu nóng, ẩm, lượng mưa dồi dào.
Vào mùa khô, khó khăn lớn nhất đối với nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long là
Vào mùa khô, khó khăn lớn nhất đối với nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long là thiếu nước ngọt cho sản xuất nông nghiệp và thau chua rửa mặn.
Để khai thác các lợi thế kinh tế do lũ mang lại ở Đồng bằng sông Cửu Long, phương hướng chủ yếu hiện nay là
Để khai thác các lợi thế kinh tế do lũ mang lại ở Đồng bằng sông Cửu Long, phương hướng chủ yếu hiện nay là chủ động sống chung với lũ.
Các thành phần dân tộc ở Đồng bằng sông Cửu Long gồm người
Các thành phần dân tộc ở Đồng bằng sông Cửu Long gồm người Kinh, Khơ – me, Hoa, Chăm.
Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện tự nhiên thuận lợi để trồng lúa không phải do nguyên nhân nào sau đây?
Các thế mạnh về điều kiện tự nhiên của vùng.
- Đồng bằng rộng lớn, diện tích khoảng 4 triệu ha và khá bằng phẳng, đất phù sa châu thổ màu mỡ.
- Khí hậu cận xích đạo gió mùa nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào.
=> thuận lợi để phát triển sản xuất lương thực (đặc biệt là cây lúa nước)
- Sự đa dạng sinh học trên cạn và dưới nước có ý nghĩa về mặt môi trường sinh thái của vùng, đây không phải là thuận lợi cho canh tác cây lúa
Ý nào sau đây không phải là đặc điểm dân cư - xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long?
- Đặc điểm dân cư - xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long là:
+ Đông dân, chỉ đứng sau đồng bằng sông Hồng
+ Trong thành phần dân tộc ngoài người Kinh còn có người Chăm, Khơ –me, Hoa.
+ Trình độ dân trí thấp.
=> nhận xét A, B, C đúng.
- Tuy nhiên tỉ lệ dân thành thị của vùng còn thấp (17,1% năm 2002).
=> Nhận xét D. Tỉ lệ dân thành thị cao là không đúng
Thế mạnh của dân cư – lao động ở Đồng bằng sông Cửu Long không phải là
Thế mạnh của dân cư – lao động ở Đồng bằng sông Cửu Long là: nguồn lao động dồi dào, cần cù, linh hoạt, có nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hoá, thị trường tiêu thụ lớn.
=> Loại đáp án A, B, D
- Vùng có mặt bằng dân trí còn thấp nên lao động hạn chế về trình độ chuyên môn.
=> Nhận xét C: Trình độ lao động cao, có chuyên môn tốt là không đúng
Lợi thế lớn nhất cho phát triển thủy sản nước ngọt của đồng bằng sông Cửu Long là
Xác định từ khóa: "lợi thế lớn nhất", "thủy sản nước ngọt"
Vùng đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống sông Tiền và sông Hậu cùng với mạng lưới kênh rạch chằng chịt => thuận lợi cho nuôi cá lồng nước ngọt và đánh bắt tự nhiên. Ngoài ra vùng còn có nhiều vùng trũng như Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên là nơi cá theo lũ tràn về với số lượng lớn.
Đâu không phải là thế mạnh về tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
: Thế mạnh tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là:
- Đồng bằng rộng lớn, khá bằng phẳng, đất phù sa châu thổ màu mỡ.
- Khí hậu cận xích đạo gió mùa nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào.
=> thuận lợi cho phát triển sản xuất lương thực (cây lúa nước ).
- Biển và hải đảo có nguồn hải sản phong phú, biển ấm, có ngư trường lớn
=> phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản,
=> Loại đáp án A, B, C.
- Vùng hạn chế về tài nguyên khoáng sản (chỉ có một số loại như đá vôi, đá bùn) => nhận xét D. khoáng sản đa dạng và giàu có là không đúng.
Ý nghĩa lớn nhất về mặt kinh tế của rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long là
Xác định từ khóa "ý nghĩa lớn nhất", "kinh tế"
=> Ý nghĩa lớn nhất về mặt kinh tế của rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long là: phát triển du lịch sinh thái. Phát triển du lịch sinh thái mang lại nguồn thu lớn cho ngành du lịch của vùng, địa điểm du lịch sinh thái rừng ngập mặn nổi tiếng của vùng là: Vườn quốc gia Đất Mũi (Cà Mau).
Mục đích chủ yếu của việc đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị là
- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng giàu tiềm năng nhưng mặt bằng dân trí còn thấp, thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật làm hạn chế việc khai thác các tiềm năng để đẩy mạnh việc phát triển kinh tế. Tỉ lệ dân thành thị thấp hơn so với mức trung bình cả nước cho thấy trình độ công nghiệp hóa còn thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa còn chậm.
=> Do vậy việc phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị sẽ góp phần thu hút đầu tư của các vùng khác trong nước và của nước ngoài, phát huy tốt hơn các thế mạnh về tự nhiên và lao động của vùng: đa dạng hóa cơ cấu kinh tế, đặc biệt các ngành hiện đại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, tạo nhiều việc làm nâng cao chất lượng đời sông dân cư.