Khu vực sản xuất lúa chủ yếu ở Bắc Trung Bộ tập trung ở các đồng bằng ven biển
Khu vực sản xuất lúa chủ yếu ở Bắc Trung Bộ tập trung ở các đồng bằng ven biển Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Các cây công nghiệp hàng năm quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ là
Các cây công nghiệp hàng năm quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ là lạc, vừng.
Thế mạnh phát triển ngành trồng trọt ở vùng gò đồi phía tây của Bắc Trung Bộ là
Thế mạnh phát triển ngành trồng trọt ở vùng gò đồi phía tây của Bắc Trung Bộ
cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết cây cà phê được trồng chủ yếu ở các tỉnh nào sau đây
- B1. Nhận dạng kí hiệu cây cà phê. (Atlat Địa lí trang 3)
- B2. Xác định vị trí cây cà phê trên bản đồ Atlat Địa lí trang 27 và chỉ ra tên tỉnh nơi chúng phân bố.
=> Kí hiệu cây cà phê được thể hiện trên lãnh thổ tỉnh Nghệ An, Quảng Trị
=> Cây cà phê được trồng chủ yếu ở các tỉnh Nghệ An, Quảng Trị.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết các địa điểm du lịch nổi tiếng không thuộc Bắc Trung Bộ là
B1. Nhận dạng các kí hiệu địa điểm du lịch.
B2. Xác định vị trí các địa điểm du lịch trên bản đồ du lịch.
- Vịnh Vân Phong thuộc Khánh Hòa, bãi biển Non Nước thuộc Đà Nẵng là các địa điểm du lịch thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Các bãi biển Nhật Lệ (Quảng Bình), Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Cửa Lò (Nghệ An), động Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) => là những điểm du lịch thuộc Bắc Trung Bộ. => Loại đáp án A, C, D
Các ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu ở Bắc Trung Bộ là
Các ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu ở Bắc Trung Bộ là khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng.
Hạt nhân để hình thành trung tâm công nghiệp và dịch vụ của Bắc Trung Bộ là thành phố
Hạt nhân để hình thành trung tâm công nghiệp và dịch vục của Bắc Trung Bộ là thành phố Vinh.
Các trung tâm công nghiệp lớn của Bắc Trung Bộ hiện nay là
Các trung tâm công nghiệp lớn của Bắc Trung Bộ hiện nay là Thanh Hóa, Vinh, Huế.
Những khó khăn cơ bản trong phát triển sản xuất lương thực ở Bắc Trung Bộ không phải là
Do vùng có nhiều hạn chế như diện tích đất đồng bằng ít, ảnh hưởng của thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán...), đất đai chủ yếu là đất cát pha nghèo dinh dưỡng nên sản xuất lương thực gặp khó khăn -> năng suất lúa, bình quân lương thực có hạt theo đầu người còn thấp (Năm 2002 đạt 333,7 kg/người).
- Hiện tượng đất bị nhiễm phèn hầu như không diễn ra ở vùng Bắc Trung Bộ => nhận xét phần lớn diện tích đất của vùng bị nhiễm phèn nghiêm trọng là không đúng.
Đâu không phải là đặc điểm công nghiệp của Bắc Trung Bộ?
Đặc điểm công nghiệp Bắc Trung Bộ:
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng đều, liên tục.
- Các ngành công nghiệp quan trọng nhất là khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng.
- Cơ sở hạ tầng kĩ thuật và công nghệ, việc cung ứng nhiên liệu, năng lượng của vùng đang được cải thiện.
=> Nhận xét A, C, D đúng => loại
- Công nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng tự nhiên của vùng: nhiều loại khoáng sản của vùng vẫn ở dạng tiềm năng hoặc được khai thác không đáng kể (crôm, thiếc…).
=> Nhận xét: vùng đã khai thác có hiệu quả các tiềm lực tự nhiên cho phát triển công nghiệp là không đúng.
Điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất cho phát triển đánh bắt thủy sản ở Bắc Trung Bộ là
Vùng Bắc Trung Bộ có nhiều điểu kiện thuận lợi cho đánh bắt thủy sản: vùng biển rộng lớn (các tỉnh đều giáp biển), ven biển có nhiều bãi tôm bãi cá lớn => mang lại nguồn lợi thủy hải sản phong phú, đa dạng với trữ lượng lớn -> phát triển mạnh ngành đánh bắt thủy hải sản.
Việc trồng rừng ở vùng gò đồi phía tây Bắc Trung Bộ không thể hiện vai trò nào sau đây?
- Việc trồng rừng ở vùng gò đồi phía tây Bắc Trung Bộ có vai trò: phòng chống thiên tai lũ quét, sạt lở đất trên các sườn núi, cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến lâm sản, góp phần tăng thu nhập nâng cao đời sống người dân.
- Các cánh rừng ở vùng gò đồi không có vai trò nuôi trồng thủy sản như cánh rừng ngập mặn ven biển. => Nhận xét B không đúng
Ý nghĩa của các tuyến đường ngang đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ không phải là
Việc hình thành các tuyến đường ngang (quốc lộ 7,8,9) ở Bắc Trung Bộ sẽ góp phần:
- Nối liền các trung tâm kinh tế, cảng biển quan trọng ở vùng đồng bằng ven biển phía đông với các vùng miền núi khó khăn ở phía tây cũng như các khu kinh tế cửa khẩu => thúc đẩy quá trình giao lưu, trao đổi hàng hóa, phát triển kinh tế xã hội các huyện miền núi phía Tây; tăng cường giao lưu kinh tế với Lào và khu vực Đông Bắc Thái Lan.
- Đồng thời, góp phần phân bố lại dân cư, hình thành mạng lưới đô thị mới ở gần các trục giao thông quan trọng, các khu kinh tế cửa khẩu…
- Các tuyến đường ngang chạy theo hướng đông – tây -> không có vai trò trong việc trung chuyển đối với các vùng kinh tế theo hướng bắc – nam. => nhận xét D không đúng
Cho biểu đồ:
Biểu đồ thể hiện bình quân sản lượng lương thực theo đầu người của Bắc Trung Bộ và cả nước giai đoạn 1995 - 2014
Nhận xét nào sau đây không đúng:
- Bình quân lương thực đầu người của Bắc Trung Bộ luôn thấp hơn cả nước (404,5 < 553,1 kg/người năm 2014).=> nhận xét A đúng
- Bình quân lương thực đầu người của Bắc Trung Bộ tăng lên liên tục (235,5 lên 404,5 kg/người) chứ không biến động => nhận xét B không đúng.
- Bình quân lương thực đầu người của cả nước cũng tăng liên tục (363,1 lên 553,1 kg/người).
- Tốc độ tăng trưởng bình quân lương thực đầu người của Bắc Trung Bộ là: 404,5 / 235,5 = 1,72 (lần) cao hơn cả nước là: 553,1 / 363,1 = 1,52 (lần)
=> nhận xét C, D đúng
Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay ở Bắc Trung Bộ đòi hỏi phải phát huy các thế mạnh sẵn có của vùng, trong đó có thế mạnh về nông – lâm – ngư nghiệp, vì
Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong giai đoạn hiên nay ở Bắc Trung Bộ đòi hỏi phải phát huy các thế mạnh sẵn có của vùng, trong đó có thế mạnh về nông – lâm – ngư nghiệp, vì:
- Công nghiệp của vùng chưa phát triển mạnh: tỉ trọng công nghiệp còn nhỏ bé so với công nghiệp của cả nước (2,4% so với cả nước), cơ cấu công nghiệp chưa thật định hình và còn nhiều hạn chế về vốn, kĩ thuật sản xuất….
- Trong khi đó, vùng có rất nhiều thế mạnh về nông – lâm – ngư nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt nuôi trồng thủy sản) nhờ các điều kiện thuận lợi về phân hóa địa hình, đất trồng…
=> phát triển nông – lâm – ngư nghiệp có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng, đem lại giá trị sản xuất cao, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, tạo tiền đề để hình thành các ngành công nghiệp quan trọng dựa trên lợi thế có sẵn, từng bước đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa.